Kinh Tế

Châu Âu cảnh báo về những quảng bá gian lận của Temu, yêu cầu chấn chỉnh

Một tuần sau khi Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra về việc bán sản phẩm bất hợp pháp của nền tảng TMĐT (thương mại điện tử) Temu – Trung Quốc, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng châu Âu đã yêu cầu Temu chấn chỉnh, nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt.

Có cảnh báo hãy cẩn thận với cái bẫy thưởng tiền mặt của Temu, việc Temu yêu cầu người dùng cung cấp ảnh và giọng nói là bất thường. (Ảnh: Shutterstock)

Mạng lưới hợp tác bảo vệ người tiêu dùng châu Âu (CPC) ngày 8/11 đã yêu cầu nền tảng TMĐT Temu chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, cảnh báo nền tảng sẽ bị phạt nếu để tình hình tái diễn.

“Mạng lưới Hợp tác Bảo vệ Người tiêu dùng (CPC)” là một tổ chức hợp tác bao gồm các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của 27 nước thành viên EU cộng thêm Na Uy và Iceland.

Theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), một tuần trước (31/10) Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra về việc liệu Temu có vi phạm và bán sản phẩm bất hợp pháp hay không.

CPC chỉ ra hoạt động kinh doanh của Temu đã vi phạm các quy định bảo vệ người tiêu dùng của nhiều nước. Các vi phạm bao gồm:

– Giảm giá lừa dối: Tạo ấn tượng rằng sản phẩm được giảm giá nhưng thực tế không phải vậy.

– Gây áp lực người bán: Dùng chiêu trò như kiểu khuyến khích người mua bằng tuyên bố “lượng hàng sắp hết” hay như vấn đề thời hạn mua hàng để thúc đẩy người tiêu dùng sớm hoàn tất đơn hàng.

– Trò chơi bắt buộc: Sau khi mở APP lập tức có bánh xe quay thưởng, từ đó người tiêu dùng bị dụ dỗ mua hàng với lý do trúng phiếu giảm giá.

– Thông tin bị thiếu và sai lệch: Hiển thị thông tin không đầy đủ và không chính xác về quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trong việc trả hàng và hoàn tiền.

– Đánh giá giả mạo: Temu không cung cấp đầy đủ thông tin để đảm bảo tính xác thực của các đánh giá mua hàng.

– Thông tin liên hệ ẩn: Người tiêu dùng không thể dễ dàng liên hệ với Temu khi có thắc mắc hoặc khiếu nại.

Temu hiện có một tháng để phản hồi các phát hiện của CPC và đưa ra cam kết về cách giải quyết các vấn đề đã xác định.

Đến nay, chính quyền Hungary, Ba Lan và Pháp đã công bố các thủ tục tố tụng chống lại Temu vì vi phạm kinh doanh.

Temu được thành lập vào năm 2022, chiến lược bán phá giá giá rẻ và các vấn đề về chất lượng sản phẩm đã gây ra nhiều tranh cãi trên phạm vi quốc tế. Ngoài EU và các nước thành viên của EU, chính phủ Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã công bố các cuộc điều tra về vấn đề này.

Ví dụ mới nhất là tuyên bố từ Chính phủ Việt Nam, nếu trước cuối tháng 11 sàn TMĐT Shein và Temu – Trung Quốc không đăng ký kinh doanh với Bộ Công Thương Việt Nam, thì Shein và Temu sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA), ngày 31/5/2024 Temu được Liên minh châu Âu chỉ định là Nền tảng trực tuyến siêu lớn (VLOP).

Dương Húc

Published by
Dương Húc

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

2 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

2 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

2 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

3 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

3 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

6 giờ ago