Đắk Lắk: Xuất chính ngạch 500 tấn sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc

Việt Nam xuất khẩu 20 công sầu riêng (khoảng 25 tấn/công) đầu tiên theo hình thức chính ngạch sang Trung Quốc theo nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, trong khi sầu riêng Monthong Thái Lan đang chiếm 40% thị phần. (Ảnh: dongnai.gov.vn)

Chiều ngày 17/9 tại huyện Krông Pắc, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức buổi lễ xuất khẩu 20 công sầu riêng, tương đương khoảng 500 tấn theo hình thức chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc.

Đến nay, trái sầu riêng của Việt Nam chính thức xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phê duyệt.

Trong đó, toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 mã vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói.

Tại buổi lễ, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết sau gần 4 năm đàm phán giữa hai nước, việc xuất khẩu chính ngạch sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc mang một ý nghĩa quan trọng.

Ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho rằng đây là cơ hội để tổ chức phát triển ngành hàng sầu riêng Việt Nam theo hướng bền vững và liên kết từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

Tuy vậy, đây cũng là thách thức không nhỏ vì các nội dung của nghị định thực chất là các yêu cầu kỹ thuật buộc bên sản xuất, đóng gói và xuất khẩu phải tuân thủ, vị lãnh đạo này cho biết.

Tại diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu, ông Albert Lui – Tổng thư ký Hiệp hội nhà mua Quốc tế, cho hay người tiêu dùng Trung Quốc thường có thói quen mua hàng theo thương hiệu, ví như thương hiệu sầu riêng Monthong của Thái Lan hay sầu riêng Musang King của Malaysia, theo báo Việt Nam Net.

Còn với Việt Nam, sầu riêng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu để tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông Albert Lui cho biết nguyên liệu thô nhập khẩu phải qua tay nhiều trung gian nên giá cuối cùng đến tay người tiêu dùng Trung Quốc khá cao.

“Cách thức tốt nhất để đẩy mạnh kênh xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, là thiết lập các trung tâm xúc tiến thương mại nông sản, từ đó một số vấn đề về khâu tiếp cận thị trường có thể giải quyết được nhanh”, ông Albert Lui nói, báo Việt Nam Net dẫn lời.

Số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2020 giá trị giá nhập khẩu sầu riêng của quốc gia này mới chỉ dừng ở 2,3 tỷ USD, thì năm 2021 đã vọt lên 4,5 tỷ USD – mức cao nhất trong lịch sử. Giá trung bình của sầu riêng tươi tăng từ 4 USD/kg vào năm 2020 lên mức 5,11 USD/kg năm 2021.

Hiện tại, Thái Lan đứng đầu danh sách các nhà cung cấp sầu riêng vào thị trường Trung Quốc, chiếm 40% thị phần. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 2,51 tỷ USD. Đến năm 2021, Thái Lan thu về khoảng hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng vào thị trường đông dân này.

Thiên Tùng

Thiên Tùng

Published by
Thiên Tùng

Recent Posts

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

8 phút ago

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

2 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

4 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

5 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

5 giờ ago