Kinh Tế

Doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu thuốc Trung Quốc mua lại gần 65% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm (IMP)

Ngày 22/5, Tâp đoàn Dược phẩm Livzon (trụ sở tại Tp. Chu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc) đã ký hợp đồng mua lại gần 65% cổ phần của Imexpharm. Livzon kỳ vọng tận dụng các lợi thế và mạng lưới địa phương của IMP để tăng cường hiện diện tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. 

Tập đoàn Dược phẩm Livzon (Trung Quốc). Ảnh Joincare.com

Ngày 22/5, Tâp đoàn Dược phẩm Livzon (Trung Quốc) đã ký hợp đồng mua lại 64,81% vốn của Imexpharm (mã cổ phiếu IMP niêm yết trên sàn HOSE) do SK Group và hai cổ đông khác sở hữu, với tổng trị giá hơn 5.730 tỷ đồng.

Trên thị trường, IMP đang có 154 triệu cổ phần đang lưu hành với thị giá 52.100 đồng/cp, tương đương vốn hóa hơn 8 ngàn tỷ đồng. Giá trị mua lại của Livzon đồng nghĩa với việc IMP được định giá khoảng 8,8 ngàn tỷ đồng (khoảng 57.400 đồng/cp), cao hơn giá hiện tại hơn 10%, với mức P/E rơi vào 20 lần.

Giao dịch sẽ hoàn tất sau khi đáp ứng các quy định thủ tục chào mua công khai. Theo đó, Livzon trở thành công ty mẹ gián tiếp của IMP với tỷ lệ 64,81% và kết quả kinh doanh của IMP sẽ được hợp nhất vào báo cáo tài chính. Cổ đông lớn thứ hai của IMP là Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) nắm giữ 22,04% vốn điều lệ.

Dựa trên cơ cấu cổ đông hiện tại, Livzon mua lại lượng cổ phần trên từ 3 cổ đông, gồm SK Investment (sở hữu gần 73,5 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 47,69%), Sunrise (hơn 15 triệu cp, tỷ lệ 9,75%) và KBA (gần 11,4 triệu cp, tỷ lệ 7,37%).

Livzon cho biết, thương vụ này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược quốc tế hóa trong dài hạn của tập đoàn. Việc mua lại này cũng củng cố sự hiện diện của Tập đoàn tại Việt Nam và Đông Nam Á từ việc tận dụng các lợi thế và mạng lưới địa phương của IMP.

Một nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP của Imexpharm. Ảnh Imexpharm.

Imexpharm (IMP) tiền thân là công ty cấp phát thuốc trực thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam. Imexpharm được cổ phần hóa năm 2001 với số vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ đồng. Đây là công ty dược phẩm đầu tiên được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán IMP. Trải qua nhiều lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Imexpharm là 1540 tỷ đồng.

IMP bắt đầu thay đổi vượt bậc kể từ năm 2020 khi SK Invesment bắt đầu hiện diện tại công ty với tư cách là cổ đông chiến lược. Đến đầu năm 2025, quỹ đầu tư SK Investment và các doanh nghiệp liên quan đã nắm giữ gần 65% cổ phần.

Sự tham gia của SK Group đã tạo uy tín cho Imexpharm trên thị trường dược phẩm quốc tế. Kể từ khi được chaebol lớn thứ ba này để mắt tới, IMP đã trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử, tháng 2/2024, IMP đã hợp tác với Genuone Sciences – một công ty dược phẩm lớn đến từ Hàn Quốc, để chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiểu đường, tim mạch…

Ngoài ra, IMP còn là đối tác sản xuất nhượng quyền của hàng loạt tập đoàn dược đa quốc gia có tên tuổi như Sandoz, Robinson Pharma, DP Pharma, Galien, Pharma Science Canada, Sanofi – Aventis…

Năm 2024, IMP đạt doanh thu hơn 2.200 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm trước, lãi ròng 321 tỷ đồng, tăng 7%. Năm 2025, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2650 tỷ, tăng 20%, lãi trước thuế kế hoạch gần 494 tỷ đồng, tăng 22%.

Như nhận định của Livzon, thế mạnh của Imexpharm nằm ở hệ thống phân phối và mạng lưới dây chuyền sản xuất tại Việt Nam.

IMP sở hữu 11 dây chuyền sản xuất dược phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn EU-GMP tại 3 cụm nhà máy. Hiện nay toàn Việt Nam chỉ có 18 nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP.

Về thị trường phân phối, IMP vận hành hai kênh phân phối ETC (phân phối thuốc theo đơn bác sĩ tại bệnh viện và sở y tế) và kênh OTC (phân phối thuốc không cần kê đơn tại nhà thuốc), bảo đảm cho doanh nghiệp khai thác doanh thu và tiêu thụ sản phẩm xuất tại các nhà máy một cách ổn định. Theo báo cáo tài chính năm 2023, doanh thu thuần của IMP đạt gần 2000 tỷ đồng, trong đó 53% doanh số đến từ kênh OTC và 42,7% đến từ kênh ETC.

Đặc biệt,  mảng kháng sinh, IMP chiếm 9% thị phần với doanh số đạt khoảng 2157 tỷ đồng. Các nhóm thuốc kháng sinh phổ biến như Cephalosporin, Penicillin chiếm hơn 70% giá trị tại thị trường Việt Nam là các sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, theo báo báo thường niên năm 2023 của Imexpharm.

Livzon là tập đoàn dược phẩm của Trung Quốc, thành lập từ năm 1985, vốn điều lệ hiện tại hơn 935 triệu nhân dân tệ (tương đương 3368 tỷ đồng). Tập đoàn chuyên nghiên cứu sản xuất tân dược, đông y, nguyên liệu thuốc cung cấp cho nhiều quốc gia, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Theo BCTC hợp nhất năm 2024, Livzon đạt doanh thu hơn 11,8 tỷ NDT (tương đương 42,5 ngàn tỷ đồng), lãi ròng hơn 2,8 tỷ NDT (gần 10,1 ngàn tỷ đồng).

Sau khi hoàn tất các thủ tục, báo cáo tài chính của IMP sẽ được hiển thị trong báo cáo hợp nhất của công ty mẹ Livzon.

Nguyên Hương (t/h)

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Ông Trump dọa đánh áp thuế quan 50% với hàng hóa EU từ 1/6

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế 50% đối với hàng hóa từ EU từ…

2 giờ ago

Ông Trump dọa đánh thuế 25% đối với Apple nếu iPhone không được sản xuất ở Hoa Kỳ

Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế tối thiểu 25% với Apple nếu…

3 giờ ago

Việt Nam sẽ thực hiện biện pháp kỹ thuật chặn ứng dụng Telegram

Theo cơ quan công an, Telegram đang bị lợi dụng để thực hiện nhiều hành…

4 giờ ago

Tòa án Hoa Kỳ chặn lệnh của Tổng thống Trump về cấm thị thực du học

Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã chặn động thái của chính quyền Trump…

7 giờ ago

4 thay đổi kỳ diệu của cơ thể bạn khi uống 1 cốc nước ấm vào sáng sớm

Nước là nguồn gốc của sự sống. Tuy bình thường nhưng lại không thể thiếu.…

7 giờ ago

Tổng thống Putin nói Nga quyết tâm tạo ra ‘vùng đệm an ninh’ dọc biên giới với Ukraine

Quân đội Nga đã được giao nhiệm vụ tạo ra một "vùng đệm an ninh"…

8 giờ ago