Dự thảo quản lý, phân loại hạ tầng thương mại của Bộ Công thương lộ nhiều bất cập

Dự thảo Thông tư của Bộ Công thương về các tiêu chí để phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại của siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, trung tâm outlet… đang thể hiện nhiều bất cập và được cho là can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

VCCI cho biết nếu việc phân loại nhằm mục đích thống kê, không cần thiết phải xử phạt và can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. (Ảnh: Yesstock/Shutterstock)

Theo Liên đoàn Thương mại và công nghiệp (VCCI), một số quy định trong Dự thảo của Bộ Công thương về vấn đề nêu trên đã can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và làm gia tăng chi phí kinh doanh không cần thiết, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Cụ thể, trong văn bản góp ý, VCCI cho biết Dự thảo yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi phải tự phân loại theo tiêu chí và sẽ bị xử phạt nếu không phân loại chính xác, điều này là không cần thiết.

Theo VCCI, việc gọi tên các hình thức kinh doanh sẽ do doanh nghiệp tự xác định nhằm quảng bá và giúp người tiêu dùng nhận biết. Nhà nước chỉ nên can thiệp khi người bán lợi dụng sự nhập nhèm gọi tên để gây nhầm lẫn cho người mua, từ đó giúp bán được sản phẩm hoặc tăng giá của sản phẩm.

Do đó, “Nếu việc phân loại chỉ nhằm mục đích thống kê, không cần thiết phải có quy định xử phạt khi doanh nghiệp gọi tên không đúng”, VCCI nhận định trong văn bản góp ý, báo Tuổi Trẻ trích dẫn.

Đơn cử như yêu cầu siêu thị hạng 1 và 2 phải có dịch vụ ăn uống, giải trí, trung tâm thương mại phải có khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng… Trong khi việc bố trí không gian kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và khả năng cung cấp của doanh nghiệp.

Ngoài ra có những quy định không khả thi đối với doanh nghiệp. Ví dụ, cửa hàng tiện lợi có “đối tượng phục vụ chủ yếu là khách mua hàng trong phạm vi dưới 500m”. Điều này không khả thi vì chủ cửa hàng không thể biết được khách hàng sinh sống trong phạm vi nào, gây thêm nhiều khúc mắc trong cách hiểu và tạo kẽ hở cho việc tùy nghi giải thích của cơ quan thực thi, theo báo Việt Nam Net.

Hay bất cập trong chính văn bản dự thảo như vấn đề biển hiệu các loại hình thương mại phải ghi bằng tiếng Việt Nam là siêu thị, trung tâm thuơng mại, cửa hàng outlet, trung tâm outlet. Nhưng không ít lần dự thảo dùng từ “Outlet” và đây cũng không phải là tiếng Việt Nam.

Sau khi nhận được nhiều ý kiến góp ý về các quy định trong thông tư này, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết không cấm cửa hàng tiện lợi bán cho khách ngoài phạm vi 500m mà chỉ muốn “thể hiện tính tiện lợi về khoảng cách cho người mua hàng”.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

3 giờ ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

3 giờ ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

8 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

10 giờ ago

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu…

10 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

11 giờ ago