Dự thảo quản lý siêu thị vấp phản đối, Bộ Công thương ‘thay tên đổi họ’

Sau khi những quy định trong dự thảo”Nghị định về quản lý và phát triển ngành phân phối” vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ vì can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Công thương vừa có động thái đổi tên dự thảo thành “Nghị định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại”, nhưng nội dung được đánh giá vẫn là “bình mới, rượu cũ”.

Dự thảo về quản lý siêu thị lần thứ 2 vẫn bị cho là “bình mới, rượu cũ”. (Ảnh: Hồ Phong)

Điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong dự thảo vừa rồi là các quy định được cho là phản thị trường, cản trở doanh nghiệp như: quy định giới hạn diện tích siêu thị phải từ 250 m2 đến dưới 10.000 m2; quy định phải mở cửa đến 22h kể cả ngày lễ, nghĩ; hay như quy định siêu thị chỉ được khuyến mãi 3 lần/năm, mỗi đợt kéo dài tối thiểu 30 ngày…

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng các quy định của dự thảo là “can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề của thị trường, Nhà nước không cần hoặc không nên can thiệp.”

Đồng quan điểm trên, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội ông Vũ Vinh Phú cho rằng những nội dung nêu trong dự thảo là quá chi tiết, thừa thãi. Mỗi địa phương có mức độ phát triển khác nhau, không thể quy định cứng nhắc về giờ mở cửa được. Ngoài ra, về khuyến mãi, tùy điều kiện của từng doanh nghiệp mà họ có thể triển khai quanh năm. Nếu áp đặt số lần khuyến mãi thì vừa thiệt cho người tiêu dùng vừa khiến doanh nghiệp không đẩy được hàng, ứ đọng vốn. Còn quy định về diện tích siêu thị có thể chèn ép các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm và chiếm lĩnh thị trường.

Bên cạnh đó, ông Phú lo ngại việc đưa ra nhiều quy định phức tạp sẽ tạo thêm nhiều điều kiện kinh doanh, cản trở doanh nghiệp hoạt động trong khi họ đang phải chịu áp lực cạnh tranh từ nhiều phía. Điều này cũng đi ngược lại với chủ trương cắt giảm điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp, là một sự thụt lùi trong quản lý vĩ mô lĩnh vực bán lẻ.

Trả lời phóng viên báo Người Lao động về câu hỏi liệu Bộ Công thương đã tiếp thu các ý kiến đóng góp nêu trên trong lần thay đổi dự thảo này chưa?, đại Bộ Công thương ông Nguyễn Văn Hội trả lời “hiện Bộ mới làm đến bước điều chỉnh tên gọi gắn liền với đối tượng, phạm vi áp dụng. Còn các nội dung có nhiều ý kiến trái chiều như diện tích, thời gian đóng cửa siêu thị… Bộ sẽ tiếp tục xem xét và xin ý kiến các cơ quan quản lý liên quan”.

Ông Hội giải thích thêm về nguyên nhân của việc đưa ra các đề xuất trên là dựa trên đề xuất thực tế từ các địa phương gửi lên và Bộ chỉ đóng vai trò tổng hợp, đưa ra lấy ý kiến. Nếu sau khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi mà mọi người vẫn cho rằng các quy định này gây cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Bộ sẽ nghiêm túc tiếp thu.

Tú Mỹ

Xem thêm:

Tú Mỹ

Published by
Tú Mỹ

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

10 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

33 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago