Giá ethanol E100 sản xuất trong nước đắt hơn 800 đồng so với nhập khẩu

Giá ethanol E100 sản xuất trong nước đang cao hơn từ 700 – 800 đồng/lít so với giá nhập khẩu từ thế giới.

Thông điệp tuyên truyền sử dụng xăng sinh học E5 được treo trên một tuyến đường ở Sài Gòn. Ảnh: Minh Minh)

Thông tin vừa được ông Lê Xuân Trình, Phó TGĐ PV Oil chia sẻ với báo chí bên lề hội nghị tuyên truyền về phát triển và sử dụng nhiên liệu sinh học do Bộ Công thương tổ chức vào ngày 13/9.

Ông Trình cho biết giá sắn nguyên liệu dùng cho sản xuất ethanol E100 đang ở mức cao là nguyên nhân khiến giá thành sản xuất ethanol trong nước bị đội lên, đẩy giá ethanol cao hơn từ 700 – 800 đồng/lít so với ethanol nhập khẩu từ thế giới.

Điều này dẫn đến việc các nhà máy sản xuất ethanol trong nước vẫn chưa thể đạt được điểm hòa vốn, dẫn tới việc cung cấp ethanol bị hạn chế và một số đơn vị kinh doanh xăng dầu đã phải nhập khẩu ethanol E100 để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xăng thành phẩm E5 RON 92.

Cụ thể, ông Trình cho biết PV Oil hiện đang nhập khẩu từ 50 – 60% lượng ethanol E100 để phối trộn xăng E5 RON92, mức giá nhập khẩu cũng thấp hơn 800 đồng/lít so với giá ethanol sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, điểm hạn chế là các lô hàng nhập khẩu với số lượng lớn, tốn chi phí vận chuyển và chiếm dụng vốn doanh nghiệp nhiều hơn so với việc mua ethanol từ trong nước.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (thuộc Bộ Công thương), cho biết tổng mức tiêu thụ xăng E5 RON92 của cả nước trong nửa đầu năm 2018 đạt khoảng 1,78 triệu m3, tương ứng với lượng ethanol E100 cần thiết để phối trộn là khoảng 89.000 m3.

Với mức tiêu thụ trên, tỷ trọng sử dụng xăng E5 RON92 đã chiếm hơn 40% tổng lượng xăng tiêu thụ nội địa (4,43 triệu m3 xăng).

Và nếu lượng tiêu thụ xăng E5 không có nhiều biến động trong những tháng còn lại của năm, ông An dự tính tổng lượng ethanol E100 cần thiết để phối trộn xăng sẽ vào khoảng 178.000 m3 trong năm 2018.

Theo ông An, hiện thị trường trong nước chỉ có duy nhất Công ty TNHH Tùng Lâm là nhà cung cấp nguyên liệu ethanol E100 cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, thông qua 2 nhà máy sản xuất ethanol đặt tại Đồng Nai và Quảng Nam với tổng công suất thiết kế 200.000 m3/năm.

Bên cạnh đó, nhà máy ethanol Bình Phước và Dung Quất có công suất mỗi nhà máy là 100.000 m3/năm cũng đang được tính toán phương án để hoạt động trở lại sau thời gian dài nằm “đắp chiếu”.

Trước đó từ ngày 1/1/2018, Chính phủ đã khai tử xăng A92 và chỉ cho phép sản xuất kinh doanh hai loại xăng E5 RON92 và xăng khoáng A95 trên thị trường. Đến đầu tháng 5/2018, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tiếp tục xem xét và đánh giá cao đề xuất khai tử tiếp loại xăng khoảng A95 của Saigon Petro. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng việc tiếp tục loại bỏ xăng A95 chẳng khác nào ép buộc người tiêu dùng chỉ sử dụng xăng E5 và đề xuất loại bỏ xăng A95 đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

16 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

1 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

5 giờ ago