Giá vàng trong nước cuối năm vẫn chênh lệch lớn với giá vàng thế giới

Giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới kết thúc năm với sự chênh lệch khá lớn, điều này khiến người mua vàng ở Việt Nam đang phải trả thêm khoảng 20%, nguyên nhân được cho là nguồn cung trong nước khan hiếm.

Ảnh minh họa: whiteMocca / Shutterstock

Cuối ngày 30/12, giá vàng thế giới ở mức 1.802,1 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương khoảng 49,8 triệu đồng/lượng.

Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 61,3 triệu đồng/lượng. Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) và một số tiệm vàng lớn niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 61,2 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn khoảng 11,5 triệu đồng/lượng, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Nếu so với mốc kết thúc năm 2020 là 56,1 triệu đồng/lượng thì trong một năm qua giá vàng miếng SJC đã tăng 5,2 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân được cho là mặt hàng vàng miếng SJC hiện không còn thuộc quyền quản lý của SJC, mà do Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động sản xuất và quyết định số lượng vàng miếng SJC. Điều này dẫn đến nguồn cung bị “kiềm chế”, các doanh nghiệp buộc phải mua vào mới có vàng để bán ra.

Cách quản lý này hiện đang khiến giá vàng trong nước không phản ánh đúng quy luật cung cầu của thị trường. Theo nhiều chuyên gia nhận định, nhiều năm nay Nhà nước độc quyền sản xuất dẫn đến hạn chế quá lớn sự phát triển của thị trường và cần sớm gỡ bỏ quy định độc quyền sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết: “Khi lượng cung vàng miếng SJC ra thị trường ở mức rất thấp mà nhu cầu lại tăng thì chuyện kéo giá vàng SJC về sát với giá vàng thế giới là điều khó có thể xảy ra. Chỉ khi nào cung và cầu vàng miếng SJC cân bằng thì giá vàng miếng mới trở về đúng giá trị thực của nó, tức là ngang bằng với giá vàng thế giới”, báo Pháp Luật Online đưa tin.

Theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, kể từ ngày 25/5/2012, hoạt động sản xuất vàng miếng do Nhà nước độc quyền và Ngân hàng Nhà nước được giao tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất vàng miếng, tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Với quy định này, tất cả các doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép dập vàng miếng (kể cả Công ty SJC) đều phải chấm dứt dập vàng miếng.

Quang Minh (t/h)

Xem thêm:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Đàm luận về màu sắc và văn hóa tu luyện (P1)

Mỹ thuật có liên hệ chặt chẽ với một số phương pháp tu luyện và…

2 phút ago

Tổng thống Trump nói ‘không có tiến triển’ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin

Tổng thống Trump cho biết cuộc điện đàm “khá dài” của ông với Tổng thống…

8 phút ago

Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ II: Nhân loại kiếm tìm chân lý

Căn phòng Stanza della Segnatura là sự hòa hợp của khoa học, triết học, với…

12 phút ago

Khổng Tử nói về ích lợi của việc làm thơ

Thơ có thể “Hứng”, có thể “Quan”, có thể “Quần”, có thể “Oán”...

23 phút ago

‘Dự luật Lớn Tuyệt đẹp’ được Hạ viện thông qua; Tổng thống Trump sẽ sớm ký thành luật

Hạ viện Hoa Kỳ vào tối thứ Năm (3/7) đã thông qua gói giảm thuế…

42 phút ago

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, EVN Hà Nội giải thích nguyên nhân

EVN Hà Nội cho biết nắng nóng, kỳ nghỉ hè và giá điện tăng 4,8%...…

2 giờ ago