Go Việt chuẩn bị khai trương trong bối cảnh giấy phép kinh doanh còn chưa rõ ràng, các khoản chi trả cho tài xế vượt quá số vốn điều lệ sẽ được lấy nguồn từ đâu và cách thức chúng được chuyển vào Việt Nam như thế nào là những vấn đề khiến cơ quan thuế đang cân nhắc. Liệu rằng Go Jek có đi lại con đường mà Grab đã đi qua?
Ngày 12/9/2018, ưng dụng gọi xe Go Jek của Indonesia sẽ khai trương chính thức dịch vụ tại thị trường Việt Nam thông qua đối tác bản địa Go Việt.
Theo dự kiến, buổi lễ khai trương sẽ được tổ chức tại khách sạn Melia (Hà Nội) với sự tham dự của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và các lãnh đạo cao cấp phía Việt Nam.
Theo đại diện truyền thông của sự kiện, các hoạt động quảng bá trên đường phố sẽ không được Go Việt triển khai như kế hoạch ban đầu.
Đường đi của Go Jek vào thị trường Việt Nam có vẻ không rầm rộ như Grab. Cho đến thời điểm khai trương, Go Việt – công ty đại diện của Go Jek tại Việt Nam vẫn phải thuê tạm văn phòng tại số 2 Vương Thừa Vũ để tuyển dụng tài xế. Các chương trình khuyến mãi cũng không có lộ trình cụ thể mà sẽ linh hoạt điều chỉnh theo thị trường.
Thêm vào đó, mặc dù đã đến tận thời điểm khai trương nhưng vấn đề giấy phép của Go Việt vẫn còn là một dấu hỏi. Phần mềm Go Việt đã được cấp phép chưa? Do đơn vị nào cấp (Bộ Giao thông vận tải hay Bộ Công thương?). Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đều chưa lên tiếng về đơn vị này.
Mặc dù vậy, Bộ GTVT cũng cho biết đề án thí điểm số 24 vẫn đang được gia hạn nhưng hiện đang tạm dừng cấp phép để chờ Nghị định 86 sửa đổi về kinh doanh vận tải ô tô được ban hành. Hiện có 10 ứng dụng gọi xe đang được cấp phép, trong danh sách chưa thấy tên Go Việt.
Điểm chung của ứng dụng gọi xe Go Jek và Grab là đều thông qua một công ty nhỏ hoạt động tại Việt Nam.
Trong tình huống này của Go Jek là công ty Go Việt – thành lập ngày 16/03/2018 có mã số doanh nghiệp 0314924845 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp. Vốn điều lệ của Go Việt là 2 tỷ đồng.
Với số vốn còn khá khiêm tốn nhưng Go Việt cam kết thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ tài xế với giá trị lớn, khiến giới tài xế nghi ngại về khả năng hãng này sẽ chi trả các khoản hỗ trợ cho tài xế được bao lâu? Bởi lẽ sau tháng thử nghiệm tại TP.HCM, Go Việt đã thay đổi mức cước phí và phần hỗ trợ dành cho tài xế.
Nếu thực sự thu nhập của tài xế Go Việt đạt 15 triệu đồng/tháng như quảng cáo thì tổng số tiền hỗ trợ cho các tài xế sẽ vượt xa vốn điều lệ của công ty này. Vậy số tiền đó từ đâu, được chuyển vào Việt Nam bằng cách nào? Đây là vấn đề Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi, tương tự như cách mà Grab bị xếp vào diện giám sát thuế trọng điểm.
Nguyên Hương
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…