Hãng bay chở hàng đầu tiên của Việt Nam dự kiến cất cánh trong tháng 11 năm nay. Thời gian đầu, IPP Air Cargo sẽ thuê 4 máy bay Boeing. Chuyến bay đầu tiên có thể cất cánh từ sân bay Cát Bi, Hải Phòng.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho hay Văn phòng Chính phủ đã đề nghị 6 Bộ cho ý kiến về việc cấp phép bay cho IPP Air Cargo. Dự kiến tiến trình cấp phép sẽ có tiến triển vào cuối tháng 8 nếu các Bộ đồng ý thông qua, báo chí trong nước cho hay.
Theo kế hoạch của hãng này, thời gian đầu IPP Air Cargo sẽ thuê 4 máy bay Boeing – B737 800BCF. Trong đó, 1 chiếc đã xuất xưởng hôm 25/7, còn 2 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao vào tháng 12/2022 và chiếc thứ tư sẽ bàn giao vào tháng 2/2023, báo Việt Nam Net đưa tin.
Đến năm 2025, hãng này dự định sẽ đặt mua 10 máy bay B777 Freigter thân rộng từ Boeing với tổng giá trị 3,5 tỷ USD, hiện công ty đã có giấy phép nhập khẩu.
Nếu được cấp phép bay vào tháng 11, hãng bay cho biết sẽ cất cánh lần đầu tiên tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng).
IPP Air Cargo cũng vừa có thêm cơ hội vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Australia sau chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy hải sản Queensland (Australia) Mark Lionel Furner tại Việt Nam hôm 24/8.
Năm 2023, đại diện hãng bay cho biết sẽ có một chuyến bay chở hàng từ Australia về Việt Nam mỗi tuần thông qua hãng hàng không IPP Air Cargo. Theo đó, chặng bay Đà Nẵng – Queensland sẽ sớm được hãng này đưa vào thác.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn đánh giá thị trường vận tải hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng và mở rộng. Việt Nam có 6 hãng hàng không nhưng chưa có hãng bay nào chuyên vận tải hàng hóa.
Nếu được các Bộ thông qua, sau khi Cục hàng không cấp phép bay, hãng cần có thêm chứng nhận nhà khai thác tàu bay (AOC – Aircraft Operator Certificate) và các thủ tục liên quan đến cấp phép bến bãi. Hãng bay có thể mất 30 – 45 ngày để hoàn thiện các thủ tục cuối cùng trước khi cất cánh.
Công ty IPP Air Cargo có trụ sở tại TP.HCM, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Được biết, 4 cổ đông của IPP Air Cargo gồm: – Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (đại diện là ông Jonathan Hạnh Nguyễn). – Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (đại diện ông Nguyễn Phi Long) đều là doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam. – Bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn William Hiếu là công dân Việt Nam, do đó IPP Air Cargo được xem là doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. |
Thiên Tú
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…