Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã bỏ phiếu vào ngày 7/6 để tiếp tục cuộc điều tra về khả năng trốn thuế của các nhà sản xuất pin mặt trời quang điện ở Đông Nam Á.
Quyết định này là động thái mới nhất của chính quyền Biden về một vấn đề đã kéo dài nhiều năm mà ngành năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ cáo buộc là có thể có tác động tàn phá hoạt động sản xuất của họ.
Trong một thông báo hôm 7/6, ủy ban này đã xác nhận rằng họ sẽ tiếp tục tiến hành cuộc điều tra đối với các nhà sản xuất pin mặt trời đặt ở Campuchia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam.
Các tổ chức ủng hộ cuộc điều tra, chẳng hạn như Ủy ban Thương mại Sản xuất Năng lượng mặt trời của Liên minh Hoa Kỳ, cáo buộc các công ty của Trung Quốc đã thuê các nhà sản xuất ở Đông Nam Á để trốn thuế quan của Hoa kỳ, vốn được áp dụng nhằm vào chính sách trợ cấp không công bằng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dành cho ngành công nghiệp tấm pin mặt trời. Chính quyền Biden chỉ trích chính sách trợ cấp của Bắc Kinh là nhằm “tạo ra sự phụ thuộc” của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Theo thông báo của USITC, ủy ban thương mại nhận thấy có “dấu hiệu hợp lý” cho thấy ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ bị “tổn thương nghiêm trọng” do hàng nhập khẩu liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng mặt trời từ Campuchia, vốn bị cáo buộc là được chính phủ Campuchia trợ cấp.
USITC cùng với Bộ Thương mại Mỹ, lên kế hoạch tiếp tục cuộc điều tra về việc nhập khẩu pin mặt trời từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam. Hai cơ quan này thông báo rằng báo cáo về cuộc điều tra sẽ được hoàn tất vào khoảng ngày 1/10.
Quyết định này được đưa ra vài ngày sau khi các thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ kêu gọi chính quyền Biden và các cơ quan chức năng khác tiến hành điều tra các hoạt động thương mại không công bằng của các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc trong ngành năng lượng mặt trời. Trước đây gần một tháng, chính quyền Biden thông báo rằng chương trình nghị sự “Đầu tư vào Mỹ” của Tổng thống Joe Biden nhắc lại lập trường của ông đối với ĐCSTQ, thông qua việc trấn áp việc nhập khẩu thiết bị năng lượng mặt trời không công bằng, đồng thời phân bổ hàng triệu đô la cho ngành năng lượng sạch của Hoa Kỳ.
Hôm 4/6, Thượng nghị sĩ (TNS) Đảng Dân chủ Sherrod Brown, chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, đã gửi một lá thư cho ông David Johnson, chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ và bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại, để bày tỏ sự ủng hộ đối với các kiến nghị về thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp do Ủy ban Thương mại Sản xuất Năng lượng mặt trời của Liên minh Hoa Kỳ đệ trình.
Liên minh này bao gồm các công ty tham gia vào ngành sản xuất năng lượng mặt trời trong nước như Convalt Energy, First Solar, công ty Hàn Quốc Hanwha-Q Cells, Meyer Burger, Mission Solar, REC Silicon, và Swift Solar. Liên minh này đang cung cấp việc làm cho khoảng 34.000 công nhân Mỹ.
Theo lá thư của TNS Brown, các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc hoạt động ở Campuchia, Malaysia, Thái Lan, và Việt Nam đã thực hiện các hành vi bóp méo thị trường, bao gồm cả trợ cấp bất hợp pháp, bị cáo buộc là gây tổn hại cho ngành năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, vốn là mục tiêu của bản kiến nghị.
TNS Brown cảnh báo: “Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời tạo ra những rủi ro an ninh năng lượng đáng kể, bên cạnh việc kìm hãm việc tăng trưởng việc làm trong nước và gây tổn hại đến tiềm năng sản xuất của Mỹ. Ngành công nghiệp này không thể phát huy hết tiềm năng ở Mỹ nếu các công ty của Trung Quốc hoạt động như một băng đảng năng lượng mặt trời một quốc gia.”
Vị thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ kêu gọi việc xem xét lại cách chính quyền Mỹ đánh giá việc nhập khẩu năng lượng mặt trời, đồng thời cảnh báo rằng việc không giải quyết vấn đề này một cách toàn diện có thể dẫn đến tình trạng các nhà sản xuất của Trung Quốc chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác.
Cuộc điều tra đa cơ quan của Hoa Kỳ diễn ra sau khi tháng trước chính quyền Mỹ thông báo áp dụng các mức thuế quan mới đối với xe điện, chất bán dẫn, thiết bị năng lượng mặt trời, và vật tư y tế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Có khả năng các mức thuế quan mới này có thể gây ra tranh chấp thương mại căng thẳng hơn giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới khi họ đáp trả các hành động của nhau. Trung Quốc đang cố gắng thiết lập lợi thế về công nghệ, dẫn đến việc ngày càng thành công về mặt kinh tế.
Vào thời điểm ĐCSTQ đang gặp nhiều khó khăn trước sự chỉ trích toàn cầu ngày càng tăng từ các quốc gia dân chủ tự do, có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang cắt giảm sản xuất pin lithium-ion, loại pin được sử dụng trong xe điện, điện thoại di động, và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác.
Ngay sau khi Hoa Kỳ thông báo tăng mức thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã ban hành một quy định dự thảo với mục tiêu “tăng cường quản lý ngành công nghiệp pin lithium-ion và thúc đẩy tăng trưởng chất lượng cao trong lĩnh vực này.”
Hiện tại, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế 27,5% đối với xe điện Trung Quốc. Mức thuế này bao gồm thuế nhập khẩu 2,5% và thuế bổ sung 25% được thực hiện dưới thời chính quyền Trump và sau đó được gia hạn dưới thời chính quyền Biden.
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…