Hơn 3.000 phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã tiếp nhận hơn 3.000 nội dung kiến nghị, phản ánh sau 2 tháng thành lập.

Dây chuyền công nghệ luyện kim của dự án giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên bị bỏ hoang từ năm 2013 tới nay. Dự án vi phạm nghiêm trọng về chỉ định thầu, điều chỉnh thầu, phê duyệt điều chỉnh… (Ảnh: nhandan.org.vn)

Theo ông Hiếu, có 11 chuyên đề cần tập trung rà soát trong năm 2020, gồm:

  • Điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp;
  • Phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư (gồm cả dự án đầu tư công);
  • Tài chính, thuế;
  • Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
  • Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản; lao động, việc làm và an sinh xã hội;
  • Hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp;
  • Kiểm tra chuyên ngành (trọng tâm là kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu);
  • Bổ trợ tư pháp, tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế;
  • Rà soát quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
  • Rà soát quy định pháp luật gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh để ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật được thành lập vào tháng 2/2020, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng.

Các Tổ phó gồm: Thứ trưởng Bộ Tư pháp (Tổ phó thường trực); Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); thành viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan.

Tổ công tác được lập để rà soát các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Ông Hiếu cho biết tính đến ngày 15/5, hàng trăm văn bản của các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân được gửi đến tổ với hơn 3.000 nội dung kiến nghị, phản ánh.

Ngoài nghiên cứu các chuyên đề, các kiến nghị, phản ánh sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, phân loại, gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các Nhóm rà soát để kiểm tra.

Kết quả rà soát đối với toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành dự kiến sẽ gửi Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp cuối năm 2020.

Sơn Nguyên

Published by

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

4 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

7 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

9 giờ ago