Categories: Kinh Tế

Không trực diện giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Bộ Công thương không thỏa mãn được đa phần ĐBQH

Đăng đàn trong bối cảnh nhiều vấn đề Bộ quản lý đang là điểm nóng của xã hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có đưa ra được giải pháp để cải thiện tình hình?

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong phiên chất vấn tại Quốc hội sáng nay. (Ảnh chụp video)

Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh là người “ngồi ghế nóng” đầu tiên trong phiên chất vấn của Quốc hội XIV, kỳ họp thứ 2. Theo chương trình dự kiến, thời gian chất vấn Bộ Công thương diễn ra từ 8h30 đến 11h30 sáng và thêm 20 phút đầu giờ chiều. Có 22 vấn đề được đại biểu đăng ký chất vấn. Tuy nhiên, do số lượng câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khá nhiều, thời gian tương đối chặt chẽ nên Đoàn chủ tịch yêu cầu các đại biểu nói thẳng vấn đề, không bình luận trước và mỗi đại biểu chỉ phát biểu một lần.

Kết thúc phiên họp buổi sáng, đã có 18 đại biểu đặt câu hỏi. Các chủ đề chất vấn xoay quanh các vấn đề sau:

Nhóm vấn đề thứ nhất liên quan tới nạn phân bón giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng tới môi trường và sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Theo các chuyên gia, khoảng 30-40% lượng phân bón vô cơ bán trên thị trường là giả và kém chất lượng.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng còn thiếu khung pháp lý điều chỉnh tiêu chuẩn phân bón. Hiện tại, Bộ Công thương đang soạn một bộ tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng phân bón. Khi bộ tiêu chuẩn chưa được ban hành, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT trong việc phân cấp cho các địa phương quản lý. Đồng thời, Bộ Công thương chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, kém chất lượng, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu như câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương khá chung chung thì câu trả lời của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vấn đề phân bón giả được Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu đánh giá là sâu sát hơn nhiều.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNN đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản của việc lơi lỏng quản lý phân bón, do phần quản lý phân vô cơ thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, phần quản lý phân hữu cơ thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNN.

Bộ NN&PTNN cho rằng, trước hết nhà nước cần có tiêu chí rõ ràng về định hướng phát triển ngành công nghiệp phân bón, nên hướng tới việc sử dụng phân bón hữu cơ, vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có, vừa phát triển được nông nghiệp sạch. Bộ NN&PTNN sẵn sàng nhận trách nhiệm quản lý toàn diện phân bón để đem lại lợi ích lâu dài cho nông nghiệp và người tiêu dùng.

Nhóm vấn đề thứ hai liên quan tới trách nhiệm của Bộ Công thương với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Các đại biểu yêu cầu Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tập thể gây ra thua lỗ. Đồng thời, các đại biểu cũng yêu cầu Bộ trưởng nêu rõ ngoài 5 dự án đã nêu tên, còn bao nhiêu dự án thua lỗ chưa được nêu tên.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết Bộ Công thương đang thực hiện kiểm tra, đánh giá và sẽ báo cáo Thủ tướng. Bộ trưởng cho biết nhiều dự án đầu tư kéo dài trong thời gian khá lâu, liên quan tới pháp luật hiện hành vào thời điểm đó, và cũng cần phải tìm xem nguyên nhân là cố ý hay vô ý.

Nhóm vấn đề thứ ba được các đại biểu quan tâm là việc vội vàng bổ sung quy hoạch dự án luyện thép Cà Ná Ninh Thuận của Bộ Công thương, bất chấp sự ngăn cản của các chuyên gia môi trường, chuyên gia kinh tế. Về vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng nhu cầu thép là thiết yếu với nền kinh tế Việt Nam. Dự án Thép Cà Ná Ninh thuận đã được phê duyệt quy hoạch đúng quy trình, có sự tham gia ý kiến của nhiều Bộ, ban ngành; không có lợi ích nhóm ở đây.

Nhóm vấn đề thứ tư là vai trò của Bộ Công thương trong việc bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện tại, từ cái tăm đến nông sản, Việt Nam đều nhập khẩu. Nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra, nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng trở nên yếu kém.

Bộ trưởng cam kết sẽ xem xét vấn đề. Tuy nhiên, do Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thương mại nên cũng cần cân nhắc tới các cam kết quốc tế đã ký kết. Bên cạnh đó, việc ưu đãi thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính, còn phải cân nhắc tới cân đối thu ngân sách.

Phản đối quan điểm trên, nhiều đại biểu cho rằng việc tham gia hội nhập thương mại thế giới cần có sự lựa chọn trong mối tương quan với lợi ích quốc gia. Ngân sách nhà nước có thể không thu nhanh như việc thu thuế nhập khẩu, nhưng nhà nước cũng cần hy sinh để chăm lo cho doanh nghiệp trong nước, thị trường trong nước. Như vậy mới đem lại giá trị lâu dài, bền vững.

Nhóm vấn đề thứ năm là trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc xả lũ tại các thủy điện gây thiệt hại cho người dân trong thời gian qua. Bộ trưởng cho rằng các thủy điện xả lũ là có quy trình nhưng việc thực quy trình không rõ ràng.

Ví dụ chúng ta quy định là xả lũ thì phải thông báo với chính quyền và người dân địa phương, nhưng cách thức thông báo nhiều khi lại không đến nơi, ví dụ đánh kẻng thì người dân không nghe được. Sự chủ động giữa các nhà máy và địa phương không được đảm bảo.

Vừa rồi thủy điện Hố Hô thì xảy ra tình trạng gọi điện nhưng không có nghe máy, ảnh hưởng đến quá trình liên lạc giữa nhà máy thủy điện và các địa phương. Hệ thống quan trắc không được tốt cũng là nguyên nhân xảy ra các vấn đề ở các thủy điện“, Bộ trưởng cho hay.

Trong phần phản biện, đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) thẳng thắn: “Tôi chưa bằng lòng với câu trả lời này”.

Bà tiếp tục hỏi: “Thủy điện xả lũ không báo trước, vừa rồi thủy điện Hố Hô xả lũ thì Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh không biết, nhiều người dân không biết. Xả lũ vào lúc chập tối, nước lên tứ bề, bà con không biết chạy đi đâu. Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm”.

Đáp lại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: “Về xả lũ thủy điện Hố Hô, chúng tôi đã có báo cáo Thủ tướng. Đúng là đồng chí Bí thư tỉnh ủy có nói là không biết việc xả lũ này, nhưng thủy điện báo cáo với ủy ban phòng chống lụt bão của tỉnh. Tôi cũng có nói là thủy điện Hố Hô có gọi điện báo nhưng một số xã không nghe máy, do đó chúng tôi sẽ kiểm tra, rà soát lại cả quy trình này.

Nhóm vấn đề thứ sáu là trách nhiệm của Bộ Công thương khi cấp quota cho các lô hàng tôm kém chất lượng, gây mất uy tín thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhìn chung, trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong phiên họp chất vấn hôm nay chưa thỏa mãn được đa phần đại biểu quốc hội. Một số đại biểu cho rằng Bộ trưởng đã không trực diện đối diện với câu hỏi và đưa ra giải pháp hay cam kết đủ thuyết phục.

Nguyên Hương

Xem thêm:

NGUYÊN HƯƠNG

Published by
NGUYÊN HƯƠNG

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

7 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

33 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago