Lãnh đạo Nghệ An yêu cầu công chức, viên chức “tầng 3 trở xuống đi cầu thang bộ”

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An – ông Đặng Thanh Tùng ký văn bản 441 yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng tiết kiệm điện, trong đó có quy định “tầng 3 trở xuống đi cầu thang bộ”. Theo tìm hiểu tại tỉnh này, ngoại trừ trụ sở UBND Nghệ An được xây dựng với quy mô 11 tầng, còn lại đa số đều là các tòa nhà có kết cấu 3-5 tầng.

Trụ sở UBND tỉnh Nghệ An có quy mô 11 tầng, đưa vào sử dụng vào năm 2015. (Ảnh: nghean.gov.vn)

Theo đó, tại Văn bản số 441/VPUB-QT được ban hành hôm 23/5, ông Đặng Thanh Tùng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sử dụng tiết kiệm điện theo quy định của Điện lực thành phố Vinh.

Cụ thể, vào mùa hè nắng nóng sử dụng điều hòa sau 9h và để nhiệt độ trong phòng từ 26 độ C trở lên, tắt điều hòa trước 30 phút khi ra khỏi phòng.

Khi hết giờ làm việc phải tắt hết các thiết bị điện, không để thiết bị ở trạng thái chờ (máy in, máy tính, máy phô tô…).

Hạn chế 50% đèn chiếu sáng sân, hành lang, hàng rào bảo vệ. Những ngày nắng nóng, căng thẳng về nguồn điện thực hiện tắt điện 100% đèn chiếu sáng.

Còn thang máy chỉ dùng cho tầng 4 trở lên, tầng 3 trở xuống phải đi cầu thang bộ.

Tại khu vực vui chơi thể thao thực hiện việc tiết kiệm điện tối đa, những ngày nắng nóng không được bật đèn.

Các thành phố lớn khác như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,… cũng yêu cầu tắt điện sớm hơn bình thường ở các khu vực công cộng.

Theo đó, các trụ quảng cáo, hệ thống chiếu sáng ở các tuyến đường và các trung tâm thương mại TP.HCM đã được chủ động tắt hoặc giảm sáng sau 22h.

Nhiều hệ thống đèn chiếu sáng giao thông sẽ mở muộn hơn 30 phút và tắt sớm hơn 30 phút.

Tại Đà Nẵng, UBND thành phố yêu cầu tắt tất cả đèn chiếu sáng trang trí và chiếu sáng quảng cáo từ 20h hàng ngày tại các tuyến đường giao thông.

Nguồn điện cung cấp cho người dân tại Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi. Đầu tiên là việc Tập đoàn EVN báo lỗ hơn 1 tỷ USD năm 2022, dự báo lỗ 2 năm liên tiếp là hơn 60.000 tỷ đồng, dẫn đến mất cân đối tài chính.

Vừa qua, EVN đã có văn bản xin giãn nợ mua than của Tập đoàn Than – Khoáng sản để tiếp tục được lấy than sản xuất.

Bên cạnh đó, thủy điện gặp khó vì khô hạn và nguồn nước về ít khiến mực nước tại các hồ xuống dưới mực nước chết.

Điện tái tạo gặp phải những vấn đề liên quan đến đàm phán giá điện giữa EVN và các nhà đầu tư.

Về cơ cấu chi phí mua điện năm 2022, chi phí mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than chiếm tỷ trọng 47,9%, từ thủy điện chiếm 20,9%, từ nhiệt điện khí chiếm 12,7%, từ năng lượng tái tạo chiếm 17,1% và phần còn lại từ nhập khẩu và nhiệt điện dầu chiếm 1,4%.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

41 phút ago

Bộ GD&ĐT yêu cầu thu hồi bằng cấp của ông Vương Tấn Việt

Ông Vương Tấn Việt  (Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang) bị thu…

1 giờ ago

Tiêm kích Nhật Bản xuất kích chặn máy bay trinh sát H-6, Y-9 của Trung Quốc

ĐCSTQ điều động một máy bay ném bom và máy bay trinh sát bay qua…

2 giờ ago

Năm chủ điểm thách thức lớn nhất đe dọa liêm chính bầu cử Hoa Kỳ 2024

Hoa Kỳ đang gặp phải rất nhiều thách nghiêm trọng liên quan đến tính liêm…

2 giờ ago

Trung Quốc và Ấn Độ đạt thỏa thuận bố trí tuần tra quân sự khu vực biên giới tranh chấp

Ấn Độ cho biết đã đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ về việc bố trí…

3 giờ ago

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Phát triển điện hạt nhân, do Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành

Phát triển điện hạt nhân được "thể chế hóa" trong Luật Điện lực (sửa đổi),…

3 giờ ago