Kinh Tế

Mỹ xử phạt GlobalFoundries vì xuất khẩu chip cho đối tác Trung Quốc

Hôm thứ Sáu (1/11), Mỹ tuyên bố phạt công ty GlobalFoundries (trụ sở chính tại New York) 500.000 USD, vì công ty này đã xuất khẩu chip cho một công ty Trung Quốc có liên quan đến Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC) nằm trong danh sách đen.

Tập đoàn GlobalFoundries về thiết kế và sản xuất bán dẫn. (Ảnh: Cindy Schultz/Bloomberg qua Getty Images)

GlobalFoundries được biết đến là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn thứ ba thế giới.

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ cho biết công ty GlobalFoundries đã gửi 74 lô tấm bán dẫn trị giá khoảng 17,1 triệu USD cho SJ Semiconductor (SJS) mà không có giấy phép cần thiết hoặc các ủy quyền khác từ BIS, vi phạm Quy định Quản lý Xuất khẩu (EAR).

Công ty bán dẫn GlobalFoundries có tên cũ là công ty bán dẫn SJ (SJ Semiconductor Corporation), được thành lập bởi SMIC và JCET (Jiangsu Changjiang Electronics Tech) – công ty đi đầu của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng gói và thử nghiệm mạch tích hợp.

Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết vào thời điểm vi phạm, GloballFoundries gửi cho SJS mặt hàng cần tuân theo EAR. Dù bản thân SJS không phải là khách hàng của GlobalFoundries, nhưng SJS là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và lắp ráp (OSAT) bên thứ ba do khách hàng của GlobalFoundries chỉ định, phải được sàng lọc thông qua hệ thống sàng lọc giao dịch của GlobalFoundries, nhưng do ‘lỗi dữ liệu’ nên SJS đã không được xác định chính xác trong hệ thống sàng lọc giao dịch của GlobalFoundries.

Bộ Thương mại Mỹ cho rằng SJS có liên quan đến SMIC. Do chính sách kết nối quân sự-dân sự của ĐCSTQ, năm 2020 Mỹ đã đưa SMIC và các đơn vị liên quan (bao gồm cả SJS) vào ‘Danh sách Thực thể’ của BIS.

Trợ lý Bộ trưởng Thực thi Xuất khẩu Mỹ, ông Matthew S. Axelrod cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng các công ty Mỹ sẽ luôn cảnh giác cao độ khi gửi vật liệu bán dẫn cho các công ty Trung Quốc”.

Bộ Thương mại Mỹ cũng nhấn mạnh, GlobalFoundries đã tự nguyện khai báo vi phạm và cũng có các biện pháp khắc phục sau khi phát hiện, giúp giảm đáng kể số tiền phạt.

Để ngăn chặn ĐCSTQ mua lại các công nghệ nhạy cảm của Mỹ vì mục tiêu phát triển quân sự và giám sát, Chính phủ Mỹ tiếp tục thắt chặt xuất khẩu công nghệ và chip sang Trung Quốc và dần dần mở rộng danh sách thực thể các công ty Trung Quốc. Các nhà lập pháp Mỹ ngày càng lo ngại về công tác thực thi luật giám sát chính sách xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ. Như Reuters đưa tin hôm thứ Năm, Thượng nghị sĩ Dân chủ Mark Warner – một người có ảnh hưởng, đã chỉ trích chính phủ vì “giám sát lỏng lẻo” đối với TSMC.

Hiện đang nóng về thông tin cho rằng chip do TSMC sản xuất đã xuất hiện trong các sản phẩm của Huawei – một ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc đang bị Mỹ chế tài nặng.

Hạ Vũ

Published by
Hạ Vũ

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 phút ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

50 phút ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

2 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

3 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

4 giờ ago