Người sáng lập Paypal kêu gọi kiểm soát chặt Bitcoin – vũ khí lợi hại của ĐCSTQ

Người đồng sáng lập PayPal, ông Peter Thiel tuyên bố “là người theo chủ nghĩa tối đa ủng hộ tiền điện tử và Bitcoin”, nhưng đồng thời cảnh báo rằng Bitcoin “đe dọa đồng USD” và Trung Quốc đang sử dụng Bitcoin như một vũ khí tài chính để gây tổn hại lợi ích của Mỹ. Giá Bitcoin đã tăng nhanh trong thời gian gần đây, nó đã trở thành công cụ để rửa tiền và các hành vi phạm tội.

(Ảnh: Pixabay.com)

Bitcoin “là mối đe dọa đến các loại tiền pháp định, đặc biệt là đồng USD.”

Diễn đàn trực tuyến do Quỹ Richard Nixon (tổ chức tư vấn ở California) tổ chức ngày 6/4 có sự tham gia của cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng O’Brien. Tại đây, ông Peter Thiel, một nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ, đồng sáng lập PayPal, đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa của đồng Bitcoin đối với các loại tiền pháp định, mà đặc biệt là đồng USD.

Hơn nữa, ông Thiel lo ngại Bitcoin sẽ được Trung Quốc coi là vũ khí tài chính chống lại Hoa Kỳ. Trung Quốc hy vọng rằng sẽ có hai đồng tiền dự trữ toàn cầu, không chỉ mỗi đồng tiền dự trữ mặc định USD mà thôi. Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng một phần của đồng euro làm vũ khí chống lại đồng USD, tuy nhiên không hiệu quả, vì vậy hiện nay Trung Quốc đang cố gắng nâng cao vai trò của Bitcoin.

Ông Thiel cho rằng từ góc độ địa chính trị, Hoa Kỳ nên đề xuất các biện pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Còn khi nhắc đến đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tung ra, ông Thiel đã bày tỏ quan điểm không mấy coi trọng: “Nó không phải là một loại tiền điện tử thực sự, nó chỉ là thước đo của chủ nghĩa toàn trị.”

Một số nhà đầu tư và học giả, bao gồm tỷ phú Buffett, cũng không lạc quan về triển vọng của Bitcoin.

Ngày 20/3, Giáo sư kinh tế Nouriel Roubini tại Đại học New York, người đã dự đoán chính xác trận sóng thần tài chính năm 2008 và được giới truyền thông gọi là “Doctor Doom”, đã đưa ra cảnh báo đối với Bitcoin, chỉ ra rằng giá trị nội tại của Bitcoin bằng không.

Giáo sư Roubini cho biết, “Đối với tiền điện tử, Bitcoin, tôi nghĩ cách đặt tên này là sai, bởi vì nó không có đặc điểm tiền tệ, không có giá trị lưu trữ, giá trị đơn vị, hơn nữa cũng không có lợi thế về quy mô và hiệu quả về mặt thanh toán, vì vậy tôi cho rằng, mặc dù là một phương thức thanh toán, nhưng nó không phải là một loại tiền tệ đúng nghĩa, và giá trị của nó có thể bốc hơi rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn … chẳng hạn như sau một đêm.”

“Ví dụ như nhà cửa hay vàng, chúng đều có giá trị nội tại, còn Bitcoin không mang lại thu nhập, không thể tác dụng trang trí như đồ trang sức, cũng không có giá trị lưu trữ. Do đó, tôi nghĩ nó không có giá trị nội tại. Giá trị nội tại của nó bằng không”, ông Roubini nói.

Một phân tích khác tin rằng nếu Bitcoin không thể được sử dụng như một phương tiện trao đổi, mà chỉ sử dụng để rửa tiền, thì nó thực sự không có giá trị tích cực. Đồng thời, giao dịch Bitcoin tiêu tốn nhiều tài nguyên máy tính và điện năng, điều này cũng tạo ra mặt trái.

Theo các báo cáo, Triều Tiên đang phát động các cuộc tấn công của tin tặc có tổ chức nhằm mục đích đánh cắp ví Bitcoin. Bitcoin có một đặc điểm, chủ sở hữu của nó là ẩn danh, bất kỳ ai lấy được mật khẩu sẽ có quyền sở hữu ví. Năm 2016, lực lượng tin tặc Triều Tiên đã đột nhập thành công vào Ngân hàng Trung ương Bangladesh, đánh cắp 81 triệu USD và sau đó cố gắng đánh cắp 60 triệu USD từ Ngân hàng quốc tế Viễn Đông của Đài Loan.

Triều Tiên đã bị cộng đồng quốc tế trừng phạt vì phát triển vũ khí hạt nhân, họ ăn cắp tiền kỹ thuật số là để thu ngoại tệ.

Sau khi bị Hoa Kỳ trừng phạt, việc thu ngoại tệ của Iran ngày càng trở nên khó khăn hơn, buộc Iran phải thay đổi các quy định của mình về tiền điện tử, khiến tiền kỹ thuật số dành riêng cho hàng hóa nhập khẩu, Bitcoin đào được và các loại tiền kỹ thuật số khác phải được cung cấp trực tiếp cho Ngân hàng Trung ương Iran.

Gần đây đã có báo cáo về việc quân đội Nga đang tập trung vào mỏ đào Bitcoin công suất lớn ở Siberia. Có thể có hàng ngàn máy đào Bitcoin gần một nhà máy thủy điện ở Irkutsk, Siberia. Do chi phí điện và nước ở đây thấp, và khí hậu lạnh giá của Siberia có lợi cho việc tản nhiệt của các máy đào nên chi phí đào coin có thể giảm đáng kể.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là quốc gia có số lượng máy đào Bitcoin lớn nhất. Để giảm thiểu ô nhiễm than ở khu tự trị Nội Mông, chính quyền Bắc Kinh mới đây đã yêu cầu đóng cửa các mỏ đào Bitcoin ở địa phương này. Tuy nhiên, người ta tin rằng các mỏ này sẽ được chuyển đến các vùng khác của Trung Quốc.

“Đào Bitcoin” là thuật ngữ của phương pháp thăm dò để phục vụ cho cộng đồng Bitcoin, nhằm xác nhận mọi giao dịch và đảm bảo rằng mỗi giao dịch trong số đó là hợp lệ, để từ đó thu được “tiền thưởng” là Bitcoin. Vì nguyên lý hoạt động của nó rất giống với khai thác khoáng sản nên được gọi tên như vậy. Những người đi đào Bitcoin cũng được gọi là “thợ đào”. Thường không dùng máy tính cá nhân để đào Bitcoin, vì như vậy lợi nhuận thu lại không bù được chi phí đổ ra, người ta thường phải dùng số lượng lớn chip chuyên dụng đặc biệt kết nối nối tiếp giữa các máy đào chuyên dụng để tạo ra lợi nhuận.

Văn Long, Vision Times

Xem thêm:

Văn Long

Published by
Văn Long

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

1 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago