Công ty TNHH Một thành viên Lọc – Hoá dầu Bình Sơn (BSR) vừa có tờ trình gửi Bộ Công Thương về dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất.
BSR là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam – PVN), là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Được xây dựng từ năm 2005 với định hướng làm thay đổi vị thế của Việt Nam, một nước chỉ chuyên xuất khẩu dầu thô, tới năm 2009, BSR đi vào hoạt động. Đây là nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động của Việt Nam, sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước, lọc hóa dầu thành sản phẩm tinh chế.
Tuy nhiên, dự án đang không chỉ tạo gánh nặng tài chính hàng nghìn tỷ đồng đối với ngân sách từ các cơ chế ưu đãi, mà dự kiến sắp tới còn mang về thêm một khoản nợ lên tới 1,26 tỷ USD để nâng cấp nhà máy theo lộ trình.
Một báo cáo gửi lên Chính phủ giữa năm 2015 của PVN cho thấy, trong giai đoạn từ 2010 – 2014, nếu không có những ưu đãi lớn của nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu, dự án này phải lỗ hàng tỷ USD.
Năm 2010, công ty lỗ gần 3.200 tỷ đồng, năm 2011 lỗ gần 4.800 tỷ đồng. Năm 2012, năm 2013 lần lượt lỗ trên 6.400 và 6.000 tỷ đồng; năm 2014 lỗ 7.136 tỷ đồng. Lũy kế từ khi đi vào vận hành thương mại, đơn vị này lỗ khoảng 27.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD).
Tuy nhiên, nhờ có ưu đãi giữ lại thuế nhập khẩu, tính hết hết 2014, đơn vị này chỉ lỗ 1.048 tỷ đồng. Năm 2015, doanh nghiệp này báo lãi 6.000 tỷ đồng, song số này cũng phần nhiều đến từ việc nhận ưu đãi thuế.
Khoản chênh lệch 26.552 tỷ đồng là phần doanh thu thuế mà Chính phủ đã mất đi.
Quyết định 925 cho phép Công ty Bình Sơn được hưởng 2 ưu đãi thuế là thu nhập doanh nghiệp và giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi. Thứ nhất, về thuế thu nhập doanh nghiệp trong 30 năm: 0% cho 4 năm đầu tiên, 5% cho 9 năm tiếp theo, 10% thay vì 20% cho 17 năm sau đó. Thứ hai là được giữ lại số tiền tương đương mức ưu đãi: 7% đối với xăng dầu, 5% đối với LPG và 3% đối với sản phẩm hóa dầu. |
Giữa năm 2015, dự án nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được thông qua với vốn đầu tư 1,82 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2021, nâng công suất chế biến dầu thô từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, sản xuất xăng dầu đạt chuẩn Euro 5.
Theo đó, tổng vốn đầu tư cho nhà máy này sẽ tăng từ trên 3 tỷ USD lên tới gần 5 tỷ USD.
Tổng mức đầu tư do dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa ra từ năm 2014 với con số 1,82 tỷ USD. Trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 30%, vốn vay tối thiểu chiếm 70%, tức phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD.
Vốn chủ sở hữu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cấp. Vốn vay là từ các nguồn tín dụng xuất khẩu, vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước.
Nhà thầu thiết kế và dự toán xây dựng là Công ty Amec Foster Weecler (AFW) – nhà thầu đã tư vấn thiết kế tổng thể cho giai đoạn 1 của Lọc dầu Dung Quất.
Dự kiến Lọc dầu Dung Quất sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong quý 4/2017 và chào bán khoảng 5 – 6% cổ phần. nhà máy lọc dầu Dung Quất được định giá 3,2 tỷ USD (72.879 tỷ đồng), thấp hơn tổng vốn đầu tư sau khi nâng cấp (Nhà nước dự kiến sẽ nắm dưới 50% vốn).
Nhưng với dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy, người đứng đầu BSR vẫn muốn Chính phủ sẽ bảo lãnh cho khoản vay trước khi thực hiện việc cổ phần hóa. Những con số báo lãi khiêm tốn của BSR trong bối cảnh nhận nhiều ưu đãi từ Nhà nước, từ thuế đến tiếp cận thị trường, đất đai, cho thấy việc Chính phủ tiếp tục bảo lãnh cho BSR là việc làm “mạo hiểm”; nếu cho phá sản thì Chính phủ phải chịu phần Chính phủ bảo lãnh.
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…