Nhà sản xuất Việt Nam đối mặt các loại tiêu chuẩn xanh của EU, Mỹ, Nhật,… và nhu cầu giảm mạnh. (Ảnh: (Ảnh: moit.gov.vn)
Trong diễn biến phức tạp của thuế quan toàn thế giới, các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng và nhanh chóng chớp cơ hội thị trường. Trong tháng 4, nhiều tín hiệu tích cực đã xuất hiện đối với các doanh nghiệp dệt may Việt trong bối cảnh đàm phán thuế quan còn chưa có kết quả cụ thể.
Sáng ngày 14/05, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề tháng 5, tập trung vào diễn biến thị trường dệt may và chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Ông Hoàng Mạnh Cầm, Phó Chánh Văn phòng HĐQT Vinatex cho biết nhiều quốc gia xuất khẩu vào Mỹ đã chủ động đàm phán về mức thuế quan đối ứng với chính quyền Tổng thống Donald Trump đề xuất. Anh đã ký thỏa thuận thương mại với Mỹ từ ngày 9/5. Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán. Riêng Trung Quốc đã đạt thỏa thuận gia hạn 90 ngày kể từ 14/5, theo đó Mỹ giảm thuế từ 145% xuống 30%, Trung Quốc giảm từ 125% xuống 10%. Thuế cơ sở 10% vẫn giữ nguyên cho tất cả các quốc gia.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong tháng 4/2025 đạt 3,64%, tăng 15% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đạt 13,9%, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật, Châu Âu đều tăng trưởng tích cực, trong khi thị trường Trung Quốc giảm do nhu cầu nhập khẩu sợi sụt giảm bởi ảnh hưởng từ căng thẳng Mỹ – Trung.
Ông Cầm cho biết, nhiều tín hiệu tích cực đang xuất hiện: Quan hệ Mỹ – Trung có xu hướng hạ nhiệt, chi phí vận tải giảm, tỷ giá USD/VND ổn định hơn. Theo nguồn tin từ Sourcing Journal, tồn kho hàng dệt may tại Mỹ đang rất thấp, nhiều thương hiệu chỉ đủ hàng cho 6-8 tuần, trong khi thiếu hụt các sản phẩm áo len từ Trung Quốc đang tạo khoảng trống thị trường. Một số nước cạnh tranh cũng gặp khó khăn: Pakistan bất ổn chính trị, Bangladesh khủng hoảng năng lượng, nhiều nhà máy sợi phải đóng cửa vì thiếu điện.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may Việt Nam cũng đối diện với những áp lực. Đàm phán thuế với Mỹ chưa có kết quả cụ thể; sức mua từ Hàn Quốc, Trung Quốc chưa phục hồi rõ rệt; giá điện tăng từ 10/5 gây áp lực lên chi phí sản xuất, đặc biệt là khối doanh nghiệp sợi.
Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường nhận định từ nay đến ngày 10/7, Mỹ có thể công bố các chính sách thuế tạm thời với Việt Nam, tuy nhiên còn phụ thuộc vào tiến độ đàm phán của Bộ Công thương, Chính phủ với phía Mỹ. Tồn kho thấp tại Mỹ đang giúp đơn hàng quý 3 duy trì tốt, nhưng quý 4/2025 dự báo giảm khoảng 10% so sức tiêu dùng của Mỹ yếu đi.
Theo ông Trường, chính sách thuế hiện được đàm phán theo nhóm hàng, đây là cơ hội để dệt may Việt Nam tận dụng tốt các phân khúc lợi thế. “Thuế cao và thị trường biến động không phải là chuyện mới với dệt may Việt Nam. Chúng ta từng vượt qua các rào cản và hạn ngạch trước thời WTO, giờ cần chủ động thích ứng”, ông nhấn mạnh.
Về kết quả kinh doanh quý 1/2025, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu quý 1 đạt gần 8,7 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực ngay trong quý đầu tiên.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất tăng vọt lên 172 tỷ đồng, gấp gần 4 lần (tăng 372%) so với quý I/2024.
Ngành sợi chuyển từ lỗ dang lãi nhờ tiết giảm chi phí. Ngành may kín đơn hàng đến hết quý 2/2025, tuy nhiên các khách hàng đang trì hoãn đơn hàng quý 3 để chờ chính sách mới.
Công ty cổ phần May Sông Hồng, có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cao nhất ngành, lên tới 80%, trong quý I đạt hơn 1.017 tỷ đồng, tăng gần 34,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt gần 86,3 tỷ đồng, tăng gần 51,4% so với cùng kỳ năm 2024. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, quý I/2025 công ty ký được nhiều đơn hàng nên doanh thu tăng. Đồng thời, công ty tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.
Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công trong quý đầu năm ghi nhận doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, lên gần 1.011 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 78,5 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công cho hay, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã tiếp nhận khoảng 86% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý II. Đồng thời đã và đang tiếp nhận đơn hàng cho quý III/2025.
Trước bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có thể tiếp tục biến động khó lường, Thành Công đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước EU, thị trường CPTTP, Trung Đông, Nam Mỹ… để bù đắp cho việc thiếu hụt đơn hàng do việc áp thuế quan từ Mỹ.
Thông tin Mỹ tạm hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày đã mang đến sự phục hồi nhẹ cho cổ phiếu ngành dệt may sau chuỗi phiên giảm mạnh. Trước đó, các mã như VGT của Vinatex, TCM của May Thành Công, TNG, MSH của May Sông Hồng đồng loạt giảm sàn theo xu hướng chung của thị trường, rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Nguyên Hương (t/h)
Cục Thuế vừa thông báo kế hoạch tạm dừng một số ứng dụng công nghệ…
Trằn trọc mãi vẫn không thể ngủ được, nhưng khi vô tình giơ tay lên…
Ngày 15/5, giá xăng được điều chỉnh tăng sau 2 lần giảm.
Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế…
Quốc hội Tiểu bang Texas chỉ định ngày 13 tháng 5 năm 2025 là "Ngày…
Hôm thứ Tư (14/5), Nhà Trắng loan báo rằng Hoa Kỳ và Qatar đã đạt…