Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Chí Quang phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Anninhthudo.vn
Lý giải nguyên nhân đồng VND vẫn mất giá gần 3% so với USD, trong khi đồng đô la liên tục xuống giá từ đầu năm (giảm gần 13%), ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhấn mạnh lý do chính là việc duy trì lãi suất tiền đồng ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Mặc dù lãi suất thấp, nhưng hệ thống tín dụng vẫn ghi nhận con số tiền gửi ngân hàng tăng kỷ lục của các tổ chức, cá nhân trong 6 tháng đầu năm.
Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), ông Phạm Chí Quang đã thông tin về các chính sách điều hành tín dụng.
Liên quan đến nguyên nhân khiến VND vẫn mất giá gần 3%, trong khi từ đầu năm, chỉ số DXY giảm gần 13%, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ cho biết một trong những lý do chính là việc duy trì lãi suất tiền đồng ở mức thấp.
Theo ông Phạm Chí Quang, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay giảm 0,6% so với cuối năm 2024.
Ông Quang nói việc hạ lãi suất cũng kèm theo những đánh đổi. Lãi suất thấp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn, nhưng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các tổ chức tín dụng. Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng khắc phục khó khăn về thu nhập thông qua việc hạ thuế và giảm các khoản trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng chỉ ra rằng, khi VND không còn hấp dẫn, đồng USD hấp dẫn hơn, các tổ chức sẽ chuyển sang nắm giữ USD.
“Mặc dù nhìn cán cân thanh toán của chúng ta vẫn ổn định, chúng ta vẫn có thặng dư tốt nhưng dòng tiền chuyển đổi rất nhanh liên quan đến dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán liên tục rút vốn từ năm 2024 đến nay” – ông Phạm Chí Quang phân tích thêm.
Ông Quang cho biết, mặc dù kinh tế Việt Nam có phục hồi nhất định nhưng số liệu do Bộ Tài chính công bố cho thấy số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường rất lớn nên việc phát triển bền vững của GDP cũng cần hết sức cân nhắc vì sẽ tác động lại chính sách tiền tệ của NHNN.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong việc tăng trưởng kinh tế và để duy trì mức tăng trưởng 16% trong năm 2025, đến nay, lạm phát khả năng cao sẽ kiểm soát được ở mức như Quốc hội đề ra là dưới 4,5%.
Trong 6 tháng cuối năm, nếu lạm phát được kiểm soát, các ngân hàng thương mại giữ được mức thanh khoản tốt, nợ xấu trong tầm kiểm soát, NHNN sẽ cân nhắc nới thêm “room” cho các ngân hàng còn dư địa.
“Mặc dù lãi suất thấp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số tổ chức, tuy nhiên, điều này cần được nhìn nhận trong bối cảnh tổng thể của nền kinh tế. Việc duy trì lãi suất hợp lý và có tính cạnh tranh sẽ giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn và tạo đà cho sự phát triển bền vững“- ông Phạm Chí Quang nhấn mạnh.
Vừa qua, trong tháng 6, NHNN đã bơm ròng 90.000 tỷ đồng ra thị trường và điểu chỉnh lãi suất liên ngân hàng lên tới 6,45%.
Ở một góc nhìn khác, theo báo cáo mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính đến ngày 26/6, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng đã tăng 6,11% so với cuối năm 2024, lên 15.632 triệu tỉ đồng.
Chỉ trong 6 tháng qua, tổ chức, cá nhân đã gửi vào hệ thống ngân hàng (NH) số tiền thêm 900.125 tỉ đồng, trong đó 3 tháng đầu năm chỉ tăng được hơn 200.000 tỉ đồng, còn lại 700.125 tỉ đồng tăng trong quý 2. So với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng trưởng ở mức 1,82%, tăng trưởng huy động vốn 6 tháng đầu năm 2025 nhanh hơn 3,3 lần.
Tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại NH cũng lên mức cao kỷ lục. Theo NHNN, số dư tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân trong quý 1 tăng 56.000 tỉ đồng so với cuối năm 2024, lên 1,315 triệu tỉ đồng.
Nhìn vào cơ cấu, lượng tiền gửi vào NH mỗi ngày mỗi tăng, từ mức bình quân mỗi ngày 2.200 tỉ đồng lên 7.800 tỉ đồng.
Lượng tiền huy động tăng lên góp phần tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế thêm 7,09% so với cuối năm 2024 (cùng thời điểm năm trước tăng 2,48%).
Tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng lên có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cho thấy sự gia tăng thanh khoản và có thể kích thích hoạt động kinh tế, nhưng cũng có thể tiềm ẩn rủi ro lạm phát nếu không được kiểm soát tốt.
Nguyên Hương (t/h)
Các nhà thiên văn học đã phát hiện rằng một hệ hành tinh từng được…
Vụ cháy xảy ra tại nhà để xe thuộc Công ty TNHH Thương mại và…
Sau 20 ngày xuất hiện, hố sụt lún ở xã Thượng Cốc, tỉnh Phú Thọ…
Với ý tưởng đem các ngành sản xuất cơ bản, trọng yếu về nước, ông…
Một người phụ nữ tại miền đông Ukraine đã cố gắng ngăn chặn nhân viên…
Một du khách tử vong khi tham gia hoạt động dù lượn tại bán đảo…