Nông nghiệp Việt Nam “tạm dừng” xuất khẩu sang Nga do ảnh hưởng bởi chiến tranh

Truyền thông trong nước đưa tin dưới tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine, việc xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga được cho là phải tạm dừng.

Những lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề khiến thị trường Nga ngày càng khó tiếp cận. (Ảnh minh họa: Adao/Shutterstock)

Theo truyền thông trong nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhận định các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây đối với Nga đã gián tiếp khiến ngành nông nghiệp của Việt Nam chịu nhiều tác động.

Đầu tiên là rủi ro thanh toán quốc tế, hiện nay một số ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT (Hệ thống Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu) khiến việc trả tiền mua hàng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đối mặt với đồng rúp Nga ngày càng mất giá.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sinh cho biết: “Nga là một trong những thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam. Rất nhiều đơn hàng xuất khẩu nông sản sang Nga của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được thanh toán. Mọi giao dịch đều bị chặn đứng”, báo Dân Việt dẫn lời.

Kế đến là các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển hàng hóa đến Nga hoặc tăng cước phí vận chuyển. Điều này làm cho việc giao thương giữa hai nước bị ảnh hưởng chung, không chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam chịu tác động.

Giám đốc một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều tại Bình Phước cho biết các khách Nga đã dừng đặt đơn hàng mới. Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam cũng không dám ký hợp đồng mới với Nga bởi quá rủi ro, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Nga đạt 550 triệu USD vào năm 2021, trong đó một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như: thủy sản (164 triệu USD), cà phê (173 triệu USD), tiêu, điều (60 triệu USD).

“Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Các doanh nghiệp hiện nay đều phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác”, Bộ NN&PTNT cho biết – báo Tuổi Trẻ dẫn lời.

Ở chiều ngược lại, năm 2021, Việt Nam chi 500 triệu USD nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản từ Nga và Ukraine. Việt Nam nhập nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như: lúa mì khoảng 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì; ngô làm thức ăn chăn nuôi; phân bón.

Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước Úc, Nam Mỹ, Nam Phi.

Liên quan đến hoạt động giao thương với Nga và Ukraine trong 2 tháng qua, Bộ Công Thương cho biết Việt Nam xuất siêu tổng cộng 109,1 triệu USD sang Nga. Trong đó, xuất khẩu đạt 555,3 triệu USD, chiếm 1,03% kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu đạt 446,2 triệu USD, chiếm 0,8% nhập khẩu cả nước.

Với thị trường Ukraine, Việt Nam xuất siêu 49,1 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 57,5 triệu USD, chiếm 0,11% kim ngạch xuất khẩu cả nước; nhập khẩu đạt 8,4 triệu USD.

Quang Minh

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

2 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago