Cảng Jakarta ngày 14/8/2019 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Shutterstock)
Ban đầu, Indonesia sẽ phải đối mặt với mức thuế đối ứng 32%, tuy nhiên ông Trump vào ngày 15/7 cho biết, ông đã đạt được thỏa thuận với Indonesia, trong đó hàng hóa Indonesia xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị áp thuế 19%, còn hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Indonesia sẽ không bị đánh thuế, Mỹ sẽ hoàn toàn tiến vào thị trường Indonesia.
Trong tuần qua, ông Trump đã gửi thông báo thuế quan tới nhiều đối tác thương mại, theo phân tích của Bloomberg News, việc này nhằm gây áp lực với các đại diện đàm phán trước khi giai đoạn tạm hoãn áp dụng mức “thuế đối ứng” cao hơn kết thúc vào ngày 1/8.
Vào sáng ngày 15/7, ông Trump đã đăng trên nền tảng mạng xã hội “Truth Social” của mình rằng vừa đạt được một thỏa thuận vĩ đại có lợi cho tất cả mọi người với Indonesia, “Tôi đã trực tiếp đàm phán với vị Tổng thống rất được tôn trọng của họ”, sau đó ông công bố mức thuế áp lên Indonesia với báo giới trước khi khởi hành đến Pennsylvania.
Chiều cùng ngày, ông lại đăng bài viết cho biết Indonesia đã cam kết mua năng lượng của Mỹ trị giá 15 tỷ USD, sản phẩm nông nghiệp trị giá 4,5 tỷ USD, và 50 chiếc máy bay Boeing, trong đó bao gồm nhiều máy bay loại 777, điều này giúp các chủ trang trại và nông ngư dân Mỹ lần đầu tiên có thể hoàn toàn và đầy đủ tiến vào thị trường Indonesia với hơn 280 triệu dân.
Ông nói, nếu hàng hóa từ các nước có mức thuế cao được vận chuyển qua Indonesia để vào Mỹ, thì mức thuế của nước đó sẽ được cộng thêm vào mức thuế Indonesia phải nộp.
Bloomberg đưa tin, Bộ điều phối kinh tế Indonesia qua tin nhắn cho biết, Indonesia đang chuẩn bị công bố tuyên bố chung với Mỹ, và sẽ công khai thêm nhiều chi tiết, bao gồm các biện pháp rào cản phi thuế quan và thỏa thuận thương mại.
Trước đây, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia đã đề xuất gần như miễn thuế cho khoảng 70% hàng nhập khẩu từ Mỹ, và ký kết các thỏa thuận thương mại trong lĩnh vực khoáng sản chiến lược, năng lượng, nông nghiệp và quốc phòng, tuy nhiên vẫn chưa thể thuyết phục ông Trump giảm mức thuế đối với hàng hóa Indonesia đã được ấn định ở mức 32% từ tháng Tư.
Thỏa thuận với Indonesia lần này sẽ trở thành thỏa thuận khung thương mại đối ngoại thứ 4 mà ông Trump công bố, trước đó ông đã đạt thỏa thuận với Việt Nam và Anh. Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc cũng đã đạt được một thỏa thuận đình chiến thuế quan, hai bên dự kiến sẽ nối lại thương mại trong các lĩnh vực khoáng sản chiến lược và công nghệ.
Tính đến nay, những thỏa thuận này vẫn chưa trở thành các hiệp định thương mại đầy đủ, còn nhiều chi tiết cần đàm phán thêm. Ông Trump vào tuần trước tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Việt Nam, nhưng không đưa ra bất kỳ tài liệu bằng văn bản nào. Theo nguồn tin, giới chức Việt Nam cảm thấy bị bất ngờ trước tuyên bố của ông Trump rằng Hà Nội đã đồng ý mức thuế 20%, hiện đang cố gắng đàm phán để giảm mức thuế này.
Lâu nay, các quốc gia Đông Nam Á không muốn đứng về phe nào giữa Mỹ và Trung Quốc, vì thường bị kẹt giữa cuộc cạnh tranh kinh tế và chính trị của hai cường quốc này. Theo Bloomberg, đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ tiến triển nhanh nhất; Thái Lan vẫn đang đàm phán, cố gắng giảm thuế của Mỹ đồng thời tránh nhượng bộ quá mức gây phản ứng trong nước.
Hiện tại, quan chức Philippines cũng đang nỗ lực đạt thỏa thuận trước thời hạn mới, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. của nước này dự kiến sẽ đến thăm Mỹ vào cuối tháng này, cố gắng thuyết phục Washington giảm hoặc xóa bỏ mức thuế 20% dự kiến áp lên hàng hóa Philippines xuất khẩu sang Mỹ.
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng công bố danh sách 6 dự án bất động…
Hơn 140 công dân Việt Nam bị tạm giữ tại Phnom Penh, Campuchia, do liên…
Truyền hình Ukraine khẳng định về cái gọi là sáng kiến Ukraine muốn đổi hài…
Hôm nay 17/7, sau khi Quốc hội bầu thủ tướng mới, Yulia Svyrydenko, 39 tuổi,…
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Bắc Kinh lập tức chấm dứt…
Đợt nắng nóng này không chỉ kéo dài mà còn có cường độ rất mạnh.…