Phát triển cơ sở hạ tầng ở Châu Á: 12 điều nên biết
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2030, để duy trì đà tăng trưởng, giảm đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu, các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần 26.000 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tương đương với hơn 1.700 tỷ USD mỗi năm.
Đầu tư cơ sở hạ tầng trong các nền kinh tế mới nổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Có hơn 400 triệu người châu Á vẫn còn đang trong tình cảnh thiếu điện, khoảng 300 triệu người không có nước sạch để sử dụng, và 1,5 tỷ người còn thiếu các điều kiện sống cơ bản. Một nút thắt được cho là đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực chính là sự thiếu hụt năng lượng. Chỉ riêng việc tắc nghẽn giao thông đô thị đã khiến nền kinh tế chịu thiệt hại lớn do hiệu suất công việc giảm, ô nhiễm khí thải, và gây ra căng thẳng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2030, để duy trì đà tăng trưởng, giảm đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu, các nước đang phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần 26.000 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tương đương với hơn 1.700 tỷ USD mỗi năm.
Từ năm 2016 đến 2030, khu vực này cần đầu tư 14.700 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng điện, 8.400 tỷ USD cho giao thông, 2.300 tỷ USD cho viễn thông và 800 tỷ USD cho cải thiện nguồn nước sạch và sức khỏe cộng đồng.
Xét theo cơ cấu ngành, thì cơ sở hạ tầng điện chiếm 56% nhu cầu đầu tư, giao thông chiếm 32%, viễn thông là 9% và cơ sở hạ tầng cho nguồn nước sạch và sức khỏe cộng đồng chiếm 3%.
Đông Á chiếm 61% tổng nhu cầu đầu tư của khu vực đến năm 2030.
Xét theo tỷ lệ phần trăm trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thì nhu cầu đầu tư của khu vực Thái Bình Dương là 9,1% GDP, các nước Nam Á là 8,8%, Trung Á là 7,8%, Đông Nam Á là 5,7% và Đông Á là 5,2%.
Chi phí chống biến đổi khí hậu ở châu Á-Thái Bình Dương dự tính là 200 tỷ USD mỗi năm. Nguồn vốn này được trích ra từ nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện, bao gồm các chương trình nguồn năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh và tiết kiệm năng lượng.
Trong lĩnh vực giao thông, sẽ cần có các khoản đầu tư, cũng như các quy định và chính sách để hổ trợ cho việc chuyển đổi từ các phương tiện giao thông giàu khí thải các-bon (xe ô tô cá nhân) sang các phương tiện giao thông ít khí thải các-bon hơn (giao thông công cộng và xe lửa).
Chi phí chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dự tính mất 41.000 tỷ USD mỗi năm với phần lớn nguồn vốn (37.000 tỷ USD) sẽ đi vào lĩnh vực đầu tư giao thông, bao gồm những con đường chống biến đổi khí hậu và đê ngăn lũ.
Hiện tại, các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương chi khoảng 881.000 tỷ USD mỗi năm vào cơ sở hạ tầng.
Các ngân hàng phát triển đa quốc gia như ADB đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng cả ở khu vực công và tư nhân. ADB đang dự kiến mở rộng quy mô hoạt động lên 50%, từ 14.000 tỷ USD vào năm 2014 lên hơn 20.000 tỷ USD vào năm 2020, với 70% trong số đó dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng vào các quốc gia và khu vực.
Một tỷ lệ tài trợ đang tăng lên của ADB được kỳ vọng là sẽ dành cho khu vực tư nhân. Ngân hàng này cũng đang hợp tác với các nhà tài trợ song phương và những nhà tài trợ vốn tư nhân từ nước ngoài.