Nghị quyết 132/2020/QH14 do Quốc hội vừa thông qua đã chính thức luật hóa, cho phép lực lượng quân đội, công an được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Quy định này chỉ hết hiệu lực khi Luật Đất đai số 2013 được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết Thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế vừa do Quốc hội thông qua vào ngày 17/11/2020, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội ký duyệt.
Nghị quyết được công bố là ra quy định thí điểm đối với một số chính sách để giải quyết tình trạng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bị vướng mắc, tồn đọng.
Các quy định áp dụng đối với các đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quân đội, công an; các doanh nghiệp quân đội, công an và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Nghị quyết đưa ra 5 nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động sản xuất, làm kinh tế, như: sử dụng cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; phải quản lý chặt chẽ khi sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
Đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải theo theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ đơn vị quân đội, đơn vị công an, doanh nghiệp quân đội, công an (Nhà nước nắm 100% vốn) mới được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Không được sử dụng đất quốc phòng, an ninh để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ thẩm quyền phê duyệt hoặc chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, bảo đảm quỹ đất dự trữ lâu dài cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh; tổ chức lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo quy định.
Người đứng đầu hai bộ trên cũng có thẩm quyền phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt theo quy định; tổ chức thu, nộp vào ngân sách nhà nước các khoản tiền sử dụng đất, tiền đấu giá, tiền cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN quân đội, công an; lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, giải quyết tồn đọng, chế độ, chính sách đối với các đối tượng.
Theo định, nếu sử dụng đất quốc phòng, an ninh để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm.
Các trường hợp còn lại phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm, tính theo diện tích đất sử dụng, mức giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai và tỷ lệ doanh thu ngoài nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
Tiền sử dụng đất sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước và dự toán thu, chi được lập theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
Theo quy định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh để làm kinh tế. Việc điều chỉnh quy hoạch, có hai nguyên tắc sau:
Đối với khu đất có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên tính theo giá đất trong bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với khu đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì bàn giao cho UBND cấp tỉnh để phát triển kinh tế – xã hội và quản lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất quốc phòng, an ninh trong các hợp đồng liên doanh, liên kết, các đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an bị cấm chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; cấm thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; cấm chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất.
Các đơn vị/doanh nghiệp quân đội, công an không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng có quyền quyết định phê duyệt hoặc chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; phương án xử lý dự án, hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả thì chấm dứt, thanh lý, thu hồi dự án, hợp đồng; các dự án hiệu quả thì tiếp tục đến khi hết thời hạn, và không được gia hạn.
Đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thu tiền sử dụng đất thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thu tiền sử dụng đất theo dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết để nộp vào ngân sách nhà nước nhưng không thấp hơn tiền sử dụng đất hàng năm theo quy định của Nghị quyết này tại thời điểm xác định nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.
Đối với vị trí, diện tích đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì đưa ra khỏi quy hoạch đất quốc phòng, an ninh và chuyển giao cho UBND cấp tỉnh quản lý, sử dụng.
Nghị quyết 132 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2021 và hết hiệu lực khi luật Đất đai 2013 được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.
Không được xây sân golf trên đất quốc phòng, an ninhQuy định trên được nêu trong Nghị định số 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf do Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 15/6/2020. Cụ thể, các loại đất không được sử dụng để xây dựng sân golf và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động kinh doanh sân golf gồm: đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất rừng, đất trồng lúa trừ dự án sân golf ở miền núi, trung du và đất rừng không phải rừng tự nhiên; đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng… Diện tích tối đa của sân golf tiêu chuẩn (18 lỗ) không quá 90 ha (bình quân không quá 5 ha trên một lỗ golf); diện tích dự án sân golf xây dựng lần đầu không được quá 270 ha (54 lỗ). Nghị quyết được ra đời sau khi sân golf Tân Sơn Nhất (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên) có diện tích lên tới 157 ha, nằm trên đất quốc phòng, đã được xây từ năm 2007 và khai trương vào tháng 8/2015. |
Vĩnh Long
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…