Quỹ bình ổn xăng dầu dư tới hơn 7.430 tỷ đồng, giá xăng vẫn tăng mạnh

Theo Bộ Tài chính, số dư của Quỹ bình ổn xăng dầu mà người tiêu dùng đóng góp trong mỗi lít xăng dầu đã lên tới hơn 7.430 tỷ đồng. Tuy quỹ tồn dư lớn nhưng giá xăng vẫn đang tăng mạnh trong 2 kỳ gần nhất lên tới gần 2.400 đồng/lít.

Quỹ bình ổn này hình thành do người tiêu dùng chi trả thêm cho mỗi lít xăng dầu. (Ảnh: Charnpui/Shutterstock)

Bộ Tài chính cho biết số dư Quỹ bình ổn xăng dầu tính tới ngày 31/7/2023 là hơn 7.438 tỷ đồng, tăng gần 1,8 lần so với số dư vào cuối năm ngoái (4.600 tỷ đồng) và là mức cao nhất từ quý 1/2021.

Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (tối đa 300 đồng một lít) nhưng được quản lý bởi tài khoản của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và việc sử dụng quỹ do liên Bộ Công thương – Tài chính quyết định.

Chiều hôm 1/8, liên Bộ thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ (3 lần mỗi tháng). Theo đó, giá xăng RON95 tăng 1.170 đồng, lên mức 23.960 đồng/lít; xăng E5 RON92 tăng 1.160 đồng, lên mức 22.790 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu cũng tăng thêm 810 -1.110 đồng một lít, kg tùy loại so với kỳ điều hành ngày 21/7. Đây là lần tăng giá thứ hai liên tiếp trong 10 ngày qua.

Giá xăng trong nước đã tăng thêm khoảng 2.380 – 2.470 đồng một lít, tùy loại sau hai đợt tăng giá.

Việc liên tục trích lập vào quỹ bình ổn trong bối cảnh giá xăng dầu giảm đã khiến cho số dư tăng, dẫn tới nhiều ý kiến cho rằng việc can thiệp vào quỹ bình ổn khiến cho giá xăng dầu không phản ánh đúng diễn biến giá thị trường, theo báo Tuổi Trẻ.

TS Nguyễn Đình Cung cho biết: “Xăng dầu nên để thị trường quyết định. Với cách quản lý hiện hành, phần lỗ Nhà nước bắt doanh nghiệp chịu là vô lý. Để giải quyết tình trạng doanh nghiệp đóng cửa, Nhà nước cần nhiều giải pháp như bỏ trần giá xăng dầu, bỏ Quỹ bình ổn giá và thậm chí tính đến bỏ luôn điều hành định kỳ 10 ngày để thị trường vận hành như ở các nước”.

“Cần có dự trữ xăng dầu quốc gia, khi thị trường bất ổn quá thì bơm ra. Cần công bằng với DN. Các quy định như bắt DN thực hiện dự trữ, mua của một đầu mối hay nhiều đầu mối cũng cần bỏ. Việc dự trữ là do Nhà nước thực hiện. Như thế mới tiến dần đến việc thành lập thị trường cạnh tranh”, ông Cung nói.

Theo TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân), Quỹ Bình ổn xăng dầu của Việt Nam đang gây bất ổn chứ không phải bình ổn giá. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng chưa có quy tắc điều tiết minh bạch. Việc xác định loại xăng, dầu nào phải trích lập hoặc được chi khá tùy hứng. Quy mô trích lập, chi cũng không tuân theo quy tắc nào.

Ông Thế Anh khuyến nghị quỹ chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt, khi Nhà nước muốn trợ giá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu.

Tuấn Minh

Tuấn Minh

Published by
Tuấn Minh

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

10 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

16 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

26 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

31 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

31 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

41 phút ago