Kinh Tế

Quy mô nền kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 36 tỷ USD trong năm 2024

Trong báo cáo e-Conomy SEA 2024 mới được Google, Temasek và Bain & Company công bố, quy mô nền kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 36 tỷ USD trong năm 2024, trong đó thị trường thương mại điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất với 22 tỷ USD.

(Ảnh: e-Conomy SEA 2024)

Theo báo cáo, trong năm 2024 nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vững chắc nhờ thương mại điện tử, tài chính số, và thanh toán không dùng tiền mặt. “Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt”, báo cáo nhận định.

Dự kiến, tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế số Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm 2024, tăng trưởng 16% so với năm trước. Đến năm 2030, giá trị giao dịch toàn thị trường có thể dao động 90 – 200 tỷ USD.

Thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn nhất, với 22 tỷ USD, tăng 18% so với năm ngoái. Dự kiến đến 2030, ngành này sẽ đạt 63 tỷ USD

Thương mại điện tử Việt Nam đang có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Báo cáo nêu rõ: Lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang trải qua thời kỳ cạnh tranh gay gắt, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các hãng xe nội địa và xe điện (EV). Bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng này đã dẫn đến sự rút lui của một số công ty trong khu vực. Khi lĩnh vực này tiếp tục phát triển, sự cạnh tranh dự kiến sẽ ngày càng gay gắt hơn, định hình lại ngành và có khả năng đẩy nhanh sự lấn sân của xe điện.

Các ngành khác như vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến lần lượt đóng góp 4 tỷ USD và 5 tỷ USD; truyền thông trực tuyến góp 6 tỷ USD.

Thanh toán kỹ thuật số Việt Nam duy trì đà tăng trưởng với việc sử dụng mã QR và ví điện tử rộng rãi.

Thanh toán bằng hình thức kỹ thuật số (GTV) ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng đạt 149 tỷ USD vào năm 2024, tăng 18% so với năm 2023. Dư nợ cho vay kỹ thuật số cũng tăng từ 4 tỷ USD năm 2023 lên 6 tỷ USD năm 2024.

Theo báo cáo, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng dẫn đầu ở mức độ quan tâm và nhu cầu về AI, các ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI là giáo dục, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe.

Về du lịch, du khách Châu Á – Thái Bình Dương, trừ Đông Nam Á, chiếm hơn một nửa (52%) tổng chi tiêu du lịch tại Việt Nam.

Chi tiêu của du khách Việt Nam ra nước ngoài tăng tới 290% so với năm 2020, trong đó 58% dành cho mua sắm.

Phan Vũ

Published by

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

11 giờ ago