Nếu không giặt vỏ gối trong khoảng 1 tuần, việc đó giống như việc bạn đang ngủ trên bệ bồn cầu, nghe có vẻ rất đáng sợ nhưng thực tế là như vậy. Theo các chuyên gia, một đêm ngủ có thể khiến vỏ gối tích tụ mồ hôi, tế bào da chết và các chất bài tiết khác, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Để bảo vệ sức khỏe và tránh các vấn đề về da và hô hấp, các chuyên gia khuyến cáo nên giặt vỏ gối định kỳ vào thời điểm phù hợp.
Theo thống kê của công ty Amerisleep có trụ sở tại Scottsdale, Arizona, Mỹ, số lượng vi khuẩn trên vỏ gối sẽ tăng lên theo thời gian với con số kinh ngạc:
– Trong 1 tuần: 3 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt, gấp 17.000 lần số vi khuẩn trên bệ bồn cầu.
– Trong 2 tuần: 5,99 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt, gấp 300 lần số vi khuẩn trên tay cầm vòi nước.
– Trong 3 tuần: 8,53 triệu vi khuẩn trên vỏ gối không được giặt, gấp hơn 400 lần số vi khuẩn trong bồn rửa bát.
Giảng viên Gareth Nye tại Trường Y Chester, Anh, cho biết mỗi đêm, trung bình một người tiết ra đủ mồ hôi để vỏ gối hấp thụ, và lượng vi khuẩn trên đó còn nhiều hơn cả bồn cầu! Các tế bào chết từ da, nước bọt và các chất bài tiết khác có thể bám vào vỏ gối và chăn, tạo điều kiện cho nấm và mạt bụi phát triển.
Một nghiên cứu phát hiện rằng, thông thường gối lâu ngày không giặt có tồn tại tới 16 loài nấm khác nhau và hàng triệu bào tử nấm. Bên cạnh đó, mỗi người có thể mất từ 500 đến 700 ml mồ hôi vào ban đêm, trong đó khoảng 200ml sẽ được chăn ga hấp thụ.
Mỗi người phải thải ra 500 triệu tế bào da mỗi ngày, phần lớn trong số đó sẽ rơi ra vào ban đêm, cùng với các chất tiết khác. Những chất này có thể tạo điều kiện cho mạt bụi và nấm sinh sôi, và chất thải của chúng có thể gây ra hen suyễn và dị ứng.
Thời gian giặt vỏ gối phụ thuộc vào một số yếu tố như tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt và loại da của bạn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên giặt vỏ gối định kỳ để đảm bảo vệ sinh và bảo vệ sức khỏe.
– Giặt vỏ gối mỗi tuần: Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị mụn hoặc bị dị ứng, giặt vỏ gối mỗi tuần là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự tích tụ của dầu, mồ hôi, tế bào chết và vi khuẩn. Điều này giúp bảo vệ da mặt khỏi mụn và các vấn đề về da.
– Giặt vỏ gối mỗi tháng: Nếu bạn không gặp vấn đề về da hoặc dị ứng, giặt vỏ gối ít nhất mỗi tháng một lần cũng là một thói quen hợp lý để duy trì vệ sinh và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm.
– Giặt vỏ gối ngay khi thấy bẩn: Nếu vỏ gối bị vết bẩn, mồ hôi hay có mùi hôi, bạn nên giặt ngay mà không cần chờ đến thời gian định kỳ. Điều này giúp bảo vệ làn da và duy trì vệ sinh cho không gian ngủ của bạn.
– Đối với người bị dị ứng hoặc hen suyễn: Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn nên giặt vỏ gối thường xuyên hơn, thậm chí là 2-3 lần mỗi tuần.
Ngoài ra, khi bạn bị ốm hoặc có các vấn đề về da, nên giặt vỏ gối ngay sau khi hồi phục để đảm bảo vệ sinh.
Chọn vỏ gối tốt
Việc lựa chọn vỏ gối phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có tác động lớn đến sức khỏe của bạn. Vỏ gối không chỉ là một lớp bảo vệ gối mà còn là một yếu tố quan trọng giúp duy trì vệ sinh và giảm thiểu các vấn đề về da và dị ứng.
Vì vậy các chất liệu tự nhiên như Cotton và vải lanh được xem là những chất liệu tuyệt vời cho vỏ gối. Chúng không chỉ thoáng khí mà còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp giữ cho gối luôn khô ráo và sạch sẽ. Đặc biệt, vải cotton mềm mại và dễ chịu khi tiếp xúc với da, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Tránh sử dụng vỏ gối làm từ polyester hay nylon vì chúng có xu hướng giữ nhiệt và độ ẩm cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mạt bụi phát triển.
Sử dụng vỏ gối có tính năng chống mạt bụi
Nếu bạn bị dị ứng hoặc có vấn đề về đường hô hấp, hãy chọn vỏ gối có tính năng chống mạt bụi hoặc nấm. Những loại vỏ gối này có các lỗ vải nhỏ hơn 0,3mm, giúp ngăn không cho mạt bụi và vi khuẩn thâm nhập vào bên trong gối, đồng thời bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây dị ứng.
Thay gối khi cần thiết
Sau một thời gian sử dụng, gối có thể tích tụ nhiều mạt bụi, vi khuẩn, nấm và tế bào chết từ da, mồ hôi, và các chất bài tiết khác. Mặc dù giặt vỏ gối là điều cần thiết, nhưng gối bên trong có thể vẫn lưu giữ các tác nhân này. Việc thay gối định kỳ giúp giảm thiểu sự tích tụ của các tác nhân gây dị ứng và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Tránh dọn giường ngay khi thức dậy
Nhiều người có thói quen dọn giường ngay khi thức dậy vào buổi sáng, nhưng đây là một sai lầm phổ biến. Việc làm này khiến độ ẩm và mồ hôi không có thời gian thoát ra, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Thay vào đó, hãy để gối và chăn được thông thoáng trong một khoảng thời gian sau khi ngủ dậy để giảm sự tích tụ độ ẩm và giúp gối được khô ráo.
Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đáp rằng: “Trung Quốc là một trong những nước an toàn…
'Gã khổng lồ' thương mại điện tử Amazon của Mỹ vừa khai trương cửa hàng…
Ông Nguyễn Kim Hoàn - cựu Trưởng Phòng Quản lý cảng biển, dịch vụ hậu…
Việc xuất bản cuốn sách "Cửu Bình" (9 bài bình luận) đã thức tỉnh tinh…
Lãnh đạo tối cao Kim Jong Un đã chỉ đạo một cuộc thử nghiệm máy…
Những người trải qua phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến tiền…