Tập đoàn công nghệ VNG – một startup về lĩnh vực trò chơi điện tử Việt Nam đang tìm cách niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq (Mỹ) vào cuối năm nay với việc chào bán 12,5% cổ phần trong lần ra mắt thị trường.
Theo Nikkei Asia, VNG được hậu thuẫn bởi Tencent trở thành kỳ lân (unicorn startup) đầu tiên của các quốc gia Đông Nam Á (cách gọi công ty startup trị giá 1 tỷ USD trở lên). Doanh nghiệp này hướng đến việc IPO trực tiếp trên thị trường chứng khoán Nasdaq (Mỹ) vào cuối năm nay với 12,5% được chào bán ra công chúng.
Việc niêm yết tại Mỹ dự kiến diễn ra vào cuối năm nay. Một tài liệu được đưa ra tại Đại hội cổ đông thường niên 2022 của VNG cho biết việc miễn trừ chào mua công khai đối với giao dịch chuyển nhượng cổ phần của VNG Limited – một pháp nhân mới được thành lập vào ngày 1/4/2022 tại ‘thiên đường thuế’ Cayman Islands (Quần đảo Cayman).
Cụ thể, VNG Limited dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng khoảng 16,9 triệu cổ phần, tương đương 47,6% tổng số cổ phần của VNG từ 13 cổ đông nước ngoài tại đây với DPI (phân phối để thanh toán) ở mức 8,60 USD / cổ phiếu VNG.
Theo kế hoạch tái cơ cấu được đề xuất, các cổ đông nước ngoài sẽ hoán đổi lợi ích sở hữu tương ứng của họ trong VNG sang công ty mới, trong khi các thỏa thuận thanh khoản sau IPO sẽ được thực hiện cho các cổ đông Việt Nam.
Điều này là do luật pháp Việt Nam thường ngăn cản các cổ đông trong nước có lợi ích kinh tế đối với các thực thể nước ngoài. Do đó, thương vụ cũng phải đảm bảo quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá 49%.
Nhiều khả năng sẽ có một công ty mẹ có trụ sở tại Việt Nam, có kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu của VNG, tương đương 27,8% cổ phần. Công ty mẹ ở Việt Nam sẽ được kiểm soát bởi công ty mới sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Hồi tháng 12/2021, tờ Bloomberg đưa tin, VNG đang tìm cách huy động thêm 200 – 300 triệu USD từ các nhà đầu tư trước khi niêm yết tại Mỹ. Trước đó, hãng tin này cũng từng đề cập đến việc VNG cân nhắc kế hoạch gọi vốn bằng cách niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua sáp nhập với một SPAC (Special Purpose Acquisition Company”, tạm dịch là “công ty mua lại với mục đích đặc biệt”). Giá trị thương vụ này có thể dao động trong khoảng từ 2 tỷ USD đến 3 tỷ USD.
Tuy vậy, VNG có thể lại đang thiên về hướng thực hiện niêm yết thông qua hình thức IPO truyền thống. Đây là cách thức mà VNG đã nghiên cứu từ ít nhất là năm 2017 khi ký một thoả thuận ghi nhớ với sàn Nasdaq (Mỹ). Nguồn tin cho biết VNG đang tái cấu trúc mô hình kinh doanh của mình để có thể niêm yết tại Mỹ dễ dàng hơn.
CEO kiêm nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh dự kiến sẽ nắm giữ cổ phiếu phổ thông loại B với 51% quyền biểu quyết nhưng không có quyền kinh tế trong công ty mới.
VNG dự kiến sẽ sử dụng số tiền thu được từ IPO để mở rộng trên các mảng kinh doanh khác nhau và xây dựng sự hiện diện lớn hơn ngoài Việt Nam.
Năm 2022, VNG công bố kế hoạch doanh thu dự kiến khoảng 10.178 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế cho cổ đông dự kiến âm khoảng 311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cho công ty dự kiến âm khoảng 993 tỷ đồng.
Đây là năm thứ 2 năm liên tiếp VNG đặt kế hoạch lỗ đậm. Trước đó năm 2021, VNG cũng đặt kế hoạch lỗ 619 tỷ đồng nhưng thực tế cuối năm, theo báo cáo, lỗ sau thuế của công ty này dừng ở con số 71 tỷ đồng.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của VNG đạt 414 tỷ đồng, song lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát là 485 tỷ đồng, điều này được nhận định là có thể do khoản đầu tư vào Zion – đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay. Hiện VNG đang nắm giữ gần 60% cổ phần của Zion.
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…