Thế Giới

Không cấp vũ khí cho chế độ đàn áp Kitô giáo ở Kiev — Dân biểu Mỹ

“Tôi hứa rằng sẽ không có vũ khí nào tài trợ cho ông,” dân biểu Luna (Cộng hòa, Florida) truyền đạt thông điệp ấy cho người đứng đầu chính quyền Kiev Zelensky, người mà bà cáo buộc đã “cấm Giáo hội Chính thống giáo” ở nước này. Bà cũng nói rằng nước Mỹ “chúng tôi không phải là ngân hàng bò sữa của các người.” Trong nhiệm kỳ làm tổng thống của mình, ngoài chuyện đàn áp Kitô giáo, ông Zelensky còn hợp pháp hóa việc trồng trọt, chế biến, và lưu hành cần sa ở Ukraine. Ông là một trong những chính khách ở nước này cổ xúy phong trào phản truyền thống LGBT. Đây là những điều trái ngược với tư tưởng bảo thủ của phần đông chính khách trong Đảng Cộng hòa Mỹ.

Anna Paulina Luna (dân biểu từ Florida, trái) và Donald Trump (tổng thống Mỹ, phải) (ảnh chụp tại Nhà Trắng, được cô Luna đăng trên trang mạng cá nhân của mình ngày 11/2/2025)

https://twitter.com/RepLuna/status/1940898633077215534?ref_src=twsrc%5Etfw” target=”_blank” rel=”noopener

Anna Paulina Luna viết trên mạng xã hội vào hôm Thứ Sáu, nhắc tới vụ việc Giáo hội Chính thống giáo Ukraine UOC đang bị chính quyền Kiev đàn áp lâu nay:

“Zelensky ĐÃ CẤM GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG GIÁO

TÔI HỨA RẰNG SẼ KHÔNG CÓ VŨ KHÍ NÀO TÀI TRỢ CHO ÔNG Zelensky.

HÃY ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH.

CHÚNG TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NGÂN HÀNG BÒ SỮA CỦA CÁC NGƯỜI” (piggy bank, con lợn đất tồn tiền).

Vấn đề chính quyền Kiev đàn áp tôn giáo, tuy bị phần đông truyền thông của Mỹ không nói đến, nhưng vẫn có những người lương tri lên tiếng.

Vào thời chính quyền Biden, thì vì cần phải duy trì hình ảnh chính nghĩa cho chính quyền Kiev sao cho phù hợp với mục tiêu của chiến tranh ủy nhiệm mà NATO hậu thuẫn ở Ukraine, cho nên các tiếng nói về sự thật đàn áp Kitô giáo ở Ukraine bị che chắn. Nhưng dù vậy, vẫn có các tiếng nói như của bà Tulsi Gabbard và của Tucker Carlson, phản đối việc đàn áp tín ngưỡng Kitô ở Ukraine.

Hiện nay vào thời tổng thống Trump, thì vấn đề này đã không còn là điều có thể giấu mãi được nữa.

UOC là giáo hội gắn liền với lịch sử tín ngưỡng lâu đời của người Ukraine vào Thiên Chúa. Nó cũng là giáo hội lớn nhất nước ngày.

Chính quyền Zelensky đã liên tục có các hành động chống phá giáo hội này, với chụp mũ rằng nó có các liên hệ với Giáo hội Chính thống giáo Nga ROC.

UOC từ lâu vẫn hoàn toàn bác bỏ các cáo buộc của chính quyền, và tuyên bố rằng họ đã là giáo hội độc lập từ năm 2022.

Người Do Thái Volodymyr Zelensky vào năm ngoái đã ban hành lệnh cấm các hoạt động tín ngưỡng liên quan tới Nga, trên thực tế chính là nhắm vào UOC.

Nhà thờ Refectory thuộc tổ hợp tu viện Các hang động Kiev Lavra, thời điểm chưa bị chính quyền Zelensky lấy đi, 24/8/2021 (ảnh Shutterstock / Havoc)
Như tin đã đưa, Nhà thờ Refectory đã được ông Zelensky dùng tổ chức cái gọi là “Bữa sáng quân đội cầu nguyện” đầu tiên, sự kiện do Zelensky bảo trợ ngày 6/12/2024. Đưa hoạt động chính trị vào nhà thờ này đã gây ra nhiều tiếng nói phản cảm. Đặc biệt là hình ảnh phóng to của ông Zelensky che khuất hình ảnh Chúa. (ảnh từ thông điệp của chính ông Zelensky)

Trong các diễn biến gần đây nhất, là vụ dung túng côn đồ vào đánh đập linh mục gây thương tích phải nhập viện, và vụ việc tước đoạt quyền công dân của người đứng đầu UOC.

Theo Ukraine Oversight, một cổng thông tin chính thức của chính phủ Hoa Kỳ theo dõi việc giải ngân viện trợ, Washington đã phân bổ tổng cộng 182,8 tỷ đô la viện trợ cho Ukraine từ năm 2022 đến cuối năm 2024.

Vào tháng 5/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lo ngại về điều mà ông miêu tả là hàng tỷ đô la bị lãng phí vào viện trợ cho Ukraine. Ông cho biết Quốc hội “rất tức giận về điều đó” và các nhà lập pháp đang yêu cầu câu trả lời về việc các đồng tiền của Mỹ đó đã được chi tiêu như thế nào.

Đầu tuần này, Ngũ Giác Đài được cho là đã tuyên bố ngừng vận chuyển một số loại vũ khí và đạn dược nhất định tới Ukraine, với lý do cần phải xem xét lại lượng dự trữ còn lại theo chính sách “Nước Mỹ trên hết” của tổng thống Trump.

Anna Paulina Luna (36 tuổi) là chính khách cánh hữu, là dân biểu từ tiểu bang Florida. Trước đó, bà từng phục vụ trong quân đội Mỹ với cương vị chuyên gia quản lý sân bay, và nhận Huân chương Thành tựu Không quân (Air Force Achievement Medal).

Hiện nay, nghị sỹ Hạ viện này cũng là một thành viên trong Ủy ban về Ngoại giao (House Committee on Foreign Affairs) và Ủy ban về Giám sát và Cải cách Chính phủ (House Committee on Oversight and Government Reform).

–/–

Công giáo (Catholic) và Chính thống Giáo (Orthodox) là hai nhánh lớn nhất của Kitô giáo (Christianity).

Trung tâm của Công giáo vẫn luôn là Vatican, Roma, xưa vốn là thủ phủ của Tây La Mã.

Trung tâm của Chính thống Giáo nguyên là ở thành phố lịch sử Constantinople, thủ phủ của Đông La Mã (nay là Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước trên 98% là người Hồi giáo). Qua lịch sử biến đổi, thì cộng đồng Chính thống Giáo lớn nhất là ở Nga, kể từ thời Sa hoàng vào Thế kỷ 16 đã là như vậy. Cái gọi là Ukraine hiện nay, thì thời đó là một phần lãnh thổ của Đế quốc Nga. Cho nên, trước khi tách ra vào năm 2022, thì Chính thống giáo Ukraine UOC là một phân nhánh của Chính thống Giáo Nga ROC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sinh ra trong gia đình vô thần Sô-Viết, chế độ đàn áp hoặc chèn ép tất cả các tín ngưỡng, trong đó có cả Kitô giáo. Nhưng mẹ ông là tín đồ thành kính của Chính thống Giáo. Ông Putin kể rằng ông được rửa tội từ nhỏ, và là tín đồ Chính thống Giáo. Từ sau khi ông lên làm tổng thống, Chính thống Giáo Nga đã phục hưng trở lại rất mạnh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr là người Do Thái. Ngày 24/8/2024, ông đã ký luật cấm các hoạt động tín ngưỡng liên quan tới người nước ngoài, mà thực chất là nhắm vào UOC, Chính thống Giáo Ukraine. Ngay hôm sau, ngày 25/8, Giáo hoàng Công giáo Francis đã lên tiếng phản đối. Người đứng đầu ROC, Thượng phụ Kirill, cũng lên tiếng phản đối việc làm này của Zelensky.

Như tin đã đưa vào thời điểm đó, Ruslan Bortnik, một nhà nghiên cứu chính trị của Ukraine và phản đối Nga rất mạnh, cũng phản đối mạnh mẽ luật này của Zelensky. Ngoài việc chỉ trích luật sẽ gây bất ổn cho quốc nội, bởi vì UOC bám rễ sâu rộng ở trong lòng dân chúng, thì ông cũng chỉ ra rằng, tiền lệ cấm hoạt động tín ngưỡng liên quan đến ngoại quốc là điều có tiềm ẩn nhiều bất cập. Vì đại đa số các tín ngưỡng lớn thì khi hoạt động đều là xuyên quốc gia. Trong lịch sử nhân loại, chỉ có những nhà độc tài mới cấm đoán các tín ngưỡng xuyên quốc gia như Kitô giáo theo cách như thế.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Trước 15/7, Bộ Tài chính phải trình dự thảo Nghị định về tiền mã hóa

Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, trước ngày…

1 giây ago

Mỹ sắp công bố loạt thỏa thuận thương mại lớn nhằm tránh cuộc chiến thuế quan

Hôm 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết quốc gia…

2 phút ago

Thanh niên Mỹ định nghĩa lại ‘thành công’: Sức khỏe quan trọng hơn tiền bạc

Những công việc lương cao không còn là tiêu chuẩn vàng để một số thanh…

5 giờ ago

Hà Nội tăng giá vé metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Cầu Giấy 30-40%

Từ ngày 1/8, giá vé lượt hai tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và…

7 giờ ago

Đá sao Hỏa lớn nhất có thể được bán đấu giá với giá 4 triệu đô la

Sotheby's, một nhà đấu giá nổi tiếng thế giới, cho biết một thiên thạch được…

8 giờ ago

Liệu pháp Trung y tự nhiên giúp làm mờ nếp nhăn quanh mắt và miệng

Khi tuổi tác tăng lên, làn da dần mất đi độ săn chắc. Trong Trung…

9 giờ ago