Thấy gì từ đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên kịch trần của Bộ Tài chính?

Sau đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên 8.000 đồng/lít trong năm 2017 không được thông qua, đến những ngày sau Tết Nguyên đán 2018, Bộ Tài chính lại tiếp tục đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lên mức kịch trần với 4.000 đồng/lít. Dự kiến mức thuế mới sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2018.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. (Ảnh: Khánh Minh)

Thêm báo động về ngân sách

Một trong những lý do được Bộ Tài chính đưa ra cho đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu lần này là do thuế nhập khẩu xăng dầu từ các nước đang được cắt giảm theo các hiệp định thương mại tự do nên đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Lý do này không thật sự thuyết phục. Việc cân bằng ngân sách cần đặt trên một bộ các giải pháp tổng thể trong đó bao gồm cả việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và hạn chế tham nhũng, thua lỗ xảy ra tại các dự án đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức tăng 4.000 đồng/lít, số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến tăng khoảng 14.863 tỷ đồng/năm (lên khoảng 55.591 tỷ đồng/năm).

Tuy nhiên, với việc chi tiêu thiếu kiểm soát, ngân sách vẫn sẽ luôn trong thế kẹt.

Thực tế, thâm hụt ngân sách đã đến mức báo động. Chỉ tính riêng trong 15 ngày đầu năm 2018, chi ngân sách đã âm hơn 18.000 tỷ đồng, tính bình quân, mỗi ngày âm khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong đó, “gánh nặng” chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 90% – cách xa chỉ tiêu chi thường xuyên dưới 64% được Phó thủ tướng đưa ra tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vào tháng 11/2017. Theo kế hoạch, mức bội chi trong năm 2018 được Chính phủ thông qua dự kiến sẽ vào khoảng 204.000 tỷ đồng, bằng 3,7% GDP.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, nợ công Việt Nam năm 2017 lên đến 3,31 triệu tỷ đồng, tương đương 62,6% GDP. Tính bình quân, mỗi người Việt từ trẻ em mới sinh đến cụ già đều đang “cõng” trên lưng 33 triệu đồng nợ công. Đó là chưa tính đến số nợ “triệu tỷ đồng” của các Doanh Nghiệp Nhà Nước mà có thể cuối cùng chính Chính phủ cũng phải trả.

Bằng việc đưa ra các đề xuất mức thuế khác nhau cho mặt hàng xăng dầu với nhiều lý do như: không để giá xăng thấp hơn các nước khác, tránh buôn lậu, thuế nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh,… Bộ Tài chính đang cố “chèo chống” để vá lấp vào tình trạng nợ công và bội chi ngân sách đáng báo động?

Tiếp tục câu chuyện “nói một đằng, làm một nẻo”?!

Việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên kịch trần của Bộ Tài chính còn cho thấy sự thiếu nhất quán trong điều hành và thực thi của Chính phủ.

Cũng trong Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2017, trả lời chất vấn về các vấn đề quản lý thu chi ngân sách và đảm bảo bền vững an toàn nợ công, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng tham gia trả lời chất vấn đã khẳng định chủ trương của Chính phủ là: “hoàn thiện chính sách thu theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, chống xói mòn cơ sở thuế, tăng cường chống thất thoát và giải quyết nợ đọng thuế để tăng thu hơn là tăng thuế suất… Đặc biệt chúng ta cần giảm thuế để bồi dưỡng nguồn thu”.

Trước đó, trong dịp gặp mặt lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp trên toàn quốc vào Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2017, Thủ tướng cam kết xây dựng một Chính phủ liêm chính, cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa và cắt bỏ các thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, các hành động trên thực tiễn lại thường đi ngược lại với định hướng.

Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước đang phải gánh chịu hàng loạt áp lực đến từ chính sách như việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12% từ đầu năm 2019; hay như đề xuất tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó có đề xuất việc đánh thuế lãi vay của doanh nghiệp; cho đến việc đề xuất tăng thuế môi trường trên xăng dầu lên kịch trần 4.000 đồng/lít như hiện tại…

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, nhưng trên thực tế trong năm 2017 vừa qua, không một cơ quan nào có kế hoạch giảm chi phí, thậm chí còn tăng thêm. Giá điện, nước, thuế, phí cứ rục rịch tăng theo lộ trình.

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những cách tốt nhất để cắt giảm thâm hụt ngân sách là giảm quy mô chính phủ, sáp nhập các ủy ban, hội đồng trung ương thành một cơ quan ngang bộ tương ứng.

Thống kê cho thấy nguồn thu ngân sách của Chính phủ đã tăng đều trong 15 năm qua. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này cũng không thể bù đắp mức chi tiêu của Chính phủ.

Các khoản chi thường xuyên như chi phí để nuôi bộ máy quản lý, tiền lương, an sinh xã hội, lương hưu, an ninh và quốc phòng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt ngân sách.

Theo thống kê chính thức của Bộ Tài chính, Chính phủ đã chi tổng cộng 11.800 tỷ đồng cho Văn phòng Trung ương Đảng trong giai đoạn 2006-2015 (chưa tính năm 2009, vì số liệu năm đó không được công bố), nhiều hơn mức 9.100 tỷ đồng chi cho Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ (6.000 tỷ đồng), và Văn phòng Chủ tịch (1.000 tỷ đồng). Ngoài ra, theo Tổ chức kinh tế thế giới (WTO), Việt Nam đứng Top 3 trong khu vực về thu ngân sách/GDP (20%), chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo đó, việc tăng thuế không phải là câu trả lời cho sự thiếu hiệu quả và lãng phí trong quản lý, điều hành tài chính của Chính phủ. Thực hiện giảm chi thường xuyên, sử dụng vốn vay và đầu tư một cách hợp lý mới là cách tốt nhất để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách trong dài hạn.

Trong Dự thảo Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất đồng loạt tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường với nhiều mặt hàng như: xăng, dầu, mỡ nhờn, dầu nhờn… kể từ ngày 1/7 tới.

Riêng xăng, cơ quan này đề xuất tăng từ mức 3.000 đồng/lít hiện tại lên 4.000 đồng/lít. Đây cũng là mức kịch trần của thuế môi trường với xăng theo quy định hiện nay. Còn dầu diesel, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng kịch trần thêm 500 đồng thuế lên 2.000 đồng/lít. Còn lại, dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng được đề nghị tăng 1.100 đồng mỗi lít so với hiện nay lên kịch trần 2.000 đồng.

Chân Hồ

Xem thêm:

Chân Hồ

Published by
Chân Hồ

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

6 giây ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

25 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

51 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago