Thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể sắp xuất hiện một đối thủ đáng gờm mang tên Temu – ứng dụng thương mại điện tử giá rẻ đình đám của Trung Quốc khi nền tảng này đang có động thái chuẩn bị cho sự ra mắt tại Việt Nam.
Thông tin từ The Momentum Works – công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore, Temu sắp ra mắt tại Việt Nam và Brunei. Như vậy, tổng số thị trường của nền tảng thương mại điện tử này tại Đông Nam Á là 5 nước.
Với khẩu hiệu mua càng nhiều giá càng thấp, dù chỉ xuất hiện cách đây 2 năm (9/2022), Temu đã từng làm mưa làm gió tại thị trường Mỹ. Với ngôn ngữ chính là tiếng Anh, hiện nay, Temu đã hoạt động tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Đông Nam Á, Temu đã xuất hiện ở Philippines và Malaysia cách đây hơn 1 năm, bắt đầu giao hàng ở Thái Lan vào tháng 7/2024 và hiện sắp ra mắt ở Việt Nam lẫn Brunei.
Động thái tích cực tiếp cận thị trường Đông Nam Á của Temu được cho là không có gì bất ngờ khi Đông Nam Á được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới với số dân 700 triệu người.
Theo báo cáo của Momentum Works, 8 nền tảng thương mại điện tử lớn nhất trong khu vực đã ghi nhận giá trị hàng hóa tổng cộng 114,6 tỷ USD trong năm 2023, tăng 15% so với năm 2022.
Một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia đã cảnh giác trước sự xuất hiện của Temu tại quốc gia mình. Đất nước đông dân nhất Đông Nam Á này mới đây cho biết họ sẽ cân nhắc việc cấm Temu để bảo vệ các hộ kinh doanh nhỏ của quốc gia.
Điều này khiến người ta nhớ đến động thái của chính phủ Indonesia 1 năm trước đối với Tiktok shop. Khi đó, chính phủ nước này đã ban hành nhiều chính sách nhằm siết chặt hoạt động của Tiktok shop. Tuy nhiên, điều đó lại dẫn đến kết quả là Tiktok shop đã mua lại Tokopedia chỉ 2 tháng sau đó để quay lại thị trường Indonesia.
Bởi vậy, có những tin đồn chưa được xác nhận rằng Temu đang đàm phán với một trong các nền tảng thương mại điện tử địa phương tại Việt Nam để có thể mua lại.
Tại thị trường Việt Nam, phiên bản ra mắt của trang web Temu Việt Nam còn khá sơ khai: hiện tại chỉ có tiếng Anh (không có tiếng Việt); chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng (không có ví điện tử địa phương); và chỉ có hai đơn vị logistics (Ninja Van và Best Express) được kết nối.
Tuy nhiên, theo Momentum Works đánh giá, những điều này có thể được Temu dễ dàng khắc phục nếu họ dành nhiều sự đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Trong báo cáo “Thương mại điện tử tại Đông Nam Á 2024” của Momentum Works, Việt Nam là thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2023, với tốc độ tăng trưởng GMV so với cùng kỳ năm trước đạt gần 53%.
Tuy nhiên, theo kết quả kinh doanh quý II/2024 cho thấy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang là cuộc đua song mã của Shopee và Tiktok shop, với thị phần lần lượt là 71,2% và 22%.
Đây đều là các sàn ngoại. Shopee thuộc tập đoàn SEA có trụ sở chính tại Singapore, chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2018. TikTok Shop thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc), hoạt động tại Việt Nam từ năm 2022. Như vậy, thị trường thương mại điện tử Việt Nam gần như bị thâu tóm bởi các sàn ngoại.
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…