Thời gian áp dụng tăng kịch trần thuế môi trường vào ngày 1/1/2019 trong khi kỳ điều hành giá xăng dầu sắp tới chậm hơn vào ngày 5/1, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lo sẽ phải bù lỗ 90 tỷ đồng và thiếu hụt xăng dầu dịp nghỉ lễ do các công ty đầu mối hạn chế bán ra để giảm lỗ.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính nêu kiến nghị về việc thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tăng từ 1/1/2019.
Theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2019, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ tăng lên mức kịch trần.
Cụ thể, thuế môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng lên mức 4.000 đồng/lít; các loại dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn đều tăng từ 500 – 900 đồng lên kịch khung 2.000 đồng/lít, kg; trong khi thuế xăng dầu cũng tăng thêm 300 đồng lên mức trần 1.000 đồng với mỗi lít dầu hỏa.
Trong khi đó, chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu tiếp theo dự kiến sẽ rơi vào ngày 5/1/2019, tức chậm hơn thời điểm tăng thuế môi trường khoảng 5 ngày. Về lý thuyết, giá bán lẻ xăng dầu đến người tiêu dùng trong 5 ngày này sẽ chưa tính mức thuế mới, nhưng doanh nghiệp đầu mối phải chịu trách nhiệm nộp phần thuế bảo vệ môi trường tăng thêm.
Điều này, theo tính toán của Petrolimex, sẽ khiến tập đoàn phải nộp thêm khoảng 18,5 tỷ đồng/ngày tiền thuế môi trường tăng thêm, khiến tập đoàn bị giảm thu khoảng 90 tỷ đồng trong 5 ngày đầu năm 2019 (nếu giá bán xăng dầu không thay đổi).
Do đó, Petrolimex cho rằng các thương nhân đầu mối sẽ bị mất nguồn lực, thậm chí phát sinh lỗ, nhất là với mặt hàng xăng và mazut vì mức tăng thuế bảo vệ môi trường trên 1.000 đồng/lít.
“Lý do là các doanh nghiệp phải giữ ổn định giá bán xong vẫn phải nộp thuế bảo vệ môi trường tăng thêm. Ngoài ra, nguy cơ bất ổn thị trường (thiếu nguồn) trong kỳ nghỉ lễ có thể xảy ra vì các doanh nghiệp hạn chế bán ra để giảm lỗ”, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam lo ngại.
Từ đó, Petrolimex kiến nghị hai phương án nhằm bình ổn thị trường xăng dầu. Một là, công bố giá cơ sở bao gồm tính cả mức tăng thuế theo Nghị quyết, để điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ ngày 1/1, sớm hơn quy định 5 ngày.
Hai là, cho phép các thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu tăng thêm so với mức chi sử dụng hiện hành (nếu có), áp dụng từ ngày 1/1/2019 cho đến kỳ điều chỉnh giá liền kề.
Trước đó, đề xuất của Bộ Tài chính về tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã chính thức được Quốc hội thông qua hôm 20/9/2019. Theo tính toán của cơ quan này, số thu từ thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng thêm khoảng 20.000 tỷ đồng trong năm 2019 nhờ tăng thuế.
Tường Văn
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…