Kinh Tế

TP.HCM giảm diện tích đất nông nghiệp mỗi năm hơn 1.000 hecta

Diện tích đất nông nghiệp ở TP.HCM giảm liên tục, trong giai đoạn năm 2010-2015, thành phố giảm 700 ha đất nông nghiệp mỗi năm, giai đoạn năm 2015-2020 giảm thêm 1.000 ha mỗi năm.

TP.HCM hiện mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp mỗi năm. (Ảnh minh họa: CravenA/Shutterstock)

Tại buổi hội thảo về nông nghiệp công nghệ cao hôm 6/10, TS Phạm Đình Dũng, Trưởng Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cho biết diện tích đất nông nghiệp ở thành phố này giảm liên tục hằng năm. Giai đoạn năm 2010-2015, mỗi năm giảm 700 ha đất nông nghiệp, giai đoạn năm 2015-2020 mỗi năm giảm thêm 1.000 ha, theo báo Tuổi Trẻ.

Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, Đinh Minh Hiệp thừa nhận thực trạng trên, song ông cho rằng tổng diện tích đất nông nghiệp tại địa phương vẫn chiếm trên 50%, tỷ lệ này còn lớn.

Bán đất có lợi hơn nhưng đó chỉ là trong ngắn hạn. Đối với dài hạn, sản xuất nông nghiệp ngay tại đô thị cho người dân thành phố tiêu thụ, chắc chắn thuận lợi. Đơn cử, các mặt hàng rau xanh do thành phố làm ra, tiêu thụ ngay tại địa phương sẽ có độ tươi ngon, giá trị tăng cao, vị Giám đốc Sở phân tích.

Còn theo ông Nguyễn Duy Sơn, Phó Trưởng ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, để người dân không chạy theo xu hướng “phân lô bán nền”, dành quỹ đất cho canh tác nông nghiệp, cần sự quản lý chặt của Nhà nước, Việt Nam Net đưa tin.

Ở đây, công tác quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng, “Mỗi ngành cần nhìn vào bức tranh tổng thể. Đừng mỗi ông làm một kiểu. Đừng nghĩ ngành mình quan trọng hơn ngành khác, nếu không, quy hoạch sẽ không thể thực hiện”, ông Sơn nói.

Có 15 năm sinh sống và làm việc tại Thái Lan, TS. Đậu Thị Mai Liên, thành viên Viện Sáng kiến Việt Nam, cho hay, thực trạng “phân lô bán nền” không diễn ra ở Thái Lan. Người dân có lợi tức tốt khi làm nông nghiệp và giá nhà không tăng tại đây trong hơn thập kỷ qua. Thậm chí, người mua nhà có thể lỗ nếu muốn bán lại.

Dẫn chứng về sự thành công trong nông nghiệp của Thái Lan, bà Liên cho hay người Thái sử dụng lên đến 80% nguyên liệu nội địa trong chế biến thực phẩm. Từ đó, họ cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước với giá cạnh tranh, chất lượng vẫn rất cao.

Hiện nay, Thái Lan có khoảng 10.000 doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Ngành này đóng góp tới 102 tỷ USD từ năm 2017, tương đương 23% GDP và chiếm gần 15% tổng sản lượng sản xuất của nền kinh tế Thái Lan.

Với điều kiện tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu khá tương đồng với miền Nam Việt Nam, nhưng Thái Lan đã trở thành nước sản xuất, cung cấp lương thực hàng đầu.

Đức Minh

Đức Minh

Published by
Đức Minh

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

36 giây ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

27 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

52 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago