Thực tế vắng khách và thu không bù nổi chi khi mở cửa kinh doanh trở lại sau đợt gián cách tại TP.HCM, khiến người thuê địa điểm phải thu hẹp hoạt động, còn chủ cho thuê phải vừa giảm giá, vừa chủ động tìm người thuê mới, tuy nhiên cũng không dễ như trước.
Theo Savills Việt Nam – Tập đoàn cung cấp dịch vụ hàng đầu về bất động sản cho biết, chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoản chi phí rất lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp, kế tiếp đó là chi phí nhân sự. Đối với doanh nghiệp hiện nay, áp lực về dòng tiền sau nhiều tháng giãn cách không kinh doanh khiến họ phải chấp nhận trả mặt bằng trước hạn và tìm cách cơ cấu lại hoạt động trong thời gian “sống chung với dịch” này.
Sau thời gian giãn cách, trong tháng 10/2021, các thương hiệu lớn bắt đầu rục rịch trả mặt bằng tại một số vị trí “đắc địa”. Ví dụ như: The Coffee House đóng cửa chi nhánh trên đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3; Trung Nguyên trả mặt bằng ngay vòng xoay Điện Biên Phủ; Starbucks cũng thông báo “chia tay” cửa hàng tại khách sạn Rex, đường Nguyễn Huệ. Đây là một trong những ví dụ nổi bật, còn rất nhiều các thương hiệu lớn nhỏ khác cũng không thể hoạt động cầm chừng được nữa.
Bên cạnh những thương hiệu lớn không thể “cầm cự” nổi vì kinh doanh không hiệu quả, thì các tiểu thương cũng gặp tình cảnh khó khăn không kém. Bà Lâm, tiểu thương kinh doanh trang sức thời trang tại một trung tâm mua sắm thời trang ở Quận 1, chia sẻ trên báo Tiền Phong một cách buồn bã: “Buôn bán trở lại nhưng ế ẩm lắm, nhiều người trụ không nổi nên tìm địa điểm khác kinh doanh hoặc chuyển nghề. Tại đây, chúng tôi vẫn được giảm giá 50% dù mở hàng bán, mỗi tháng tiền thuê còn tầm 7 triệu đồng nhưng tháng nào cũng bù lỗ, vì có ai vào mua sắm gì đâu mà có doanh thu”.
“Như mọi năm vào thời điểm này, khu mua sắm rất sầm uất vì nằm ở khu vực trung tâm, khách nội ngoại tấp nập. Thế nhưng 2 năm qua, dịch bệnh đã quét bay mọi thứ. Chúng tôi không biết sẽ cầm cự được tới lúc nào”, anh Bình, tiểu thương kinh doanh quần áo thở dài.
Một đại diện doanh nghiệp nêu lý do chưa hoạt động trở lại sau giãn cách: “Kinh doanh khó khăn, giá thuê mặt bằng trong các trung tâm thương mại cao, thiếu lao động… nên chúng tôi phải tính toán lại”.
Ở chiều ngược lại, chưa bao giờ đường phố ở TP.HCM lại có nhiều mặt bằng cho thuê kinh doanh ở vị trí “đắc địa” như vậy. Theo báo Cafeland thống kê, giá mặt bằng cho thuê trung bình đã giảm 10-20% năm 2020, đến quý 3/2021 thì giá tiếp tục giảm khoảng 30-40% so với thời điểm trước dịch nhưng vẫn rất kén khách, một phần vì giá thuê vẫn còn ở mức cao, hơn nữa sự xuất hiện của biến thể mới Omicron vẫn còn khó dự đoán.
Dạo qua các trang thương mại điện tử về bất động sản cho thuê, có thể dễ dàng tìm thấy mặt bằng đang tìm người thuê tại các tuyến đường trung tâm Quận 1 như: Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Hồ Tùng Mậu,… Hiện nay các chủ nhà cho thuê cũng chủ động tìm khách và có những chính sách cho thuê linh động hơn, ví như không ép thuê thời gian dài 3-5 năm, không đặt cọc số tiền quá lớn,…
Hiện nay, xu hướng và hành vi người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi đáng kể, từ việc hay tụ tập ăn uống offline sang mua sắm online và ăn uống tại nhà đã khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi theo. Điều này cũng là tất nhiên trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID vẫn còn và các biện pháp cách ly của cơ quan y tế thay đổi có thể khiến doanh nghiệp “trở tay không kịp”.
Trong 11 tháng của năm 2021:
Bình quân một tháng có gần 9.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tức mỗi ngày 323 doanh nghiệp đóng cửa, dừng hoạt động. (Theo báo cáo kinh tế xã hội tháng 11 và 11 tháng được Tổng cục Thống kê công bố hôm nay (29/11). |
Quang Minh (t/h)
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…