Trung Quốc đánh thuế đậu nành: ‘Gậy ông đập lưng ông’

Trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang diễn ra, đánh vào nông dân Hoa Kỳ là đòn thâm hiểm mà chính quyền ĐCS Trung Quốc sử dụng thông qua biện pháp áp đặt thuế lên mặt hàng đậu nành nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, điều ít ai ngờ rằng tình huống “gậy ông đập lưng ông” lại đang diễn ra. Việc tăng thuế của chính quyền Bắc Kinh đã khiến Tập đoàn nhập khẩu đậu nành lớn nhất nước này – Shandong Sunrise Group vừa phải đệ đơn xin phá sản.

Các nhà nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã gặp khó khăn do đậu nành từ Mỹ bị Trung Quốc áp thuế. (Ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images)

Cuộc xung đột thương mại leo thang với Hoa Kỳ có thể là minh chứng cho tình huống “giọt nước làm tràn ly” của một trong những nhà nhập khẩu đậu nành hàng đầu Trung Quốc, với người sáng lập Shao Zhongyi là một trong 100 người giàu nhất Đại Lục.

Tập đoàn Shandong Sunrise, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu dầu thô, hóa dầu và thực phẩm của Trung Quốc có vẻ như đã hoạt động không tốt kể từ trước khi cuộc chiến thương mại nổ ra. Khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng, Sunrise đã gặp khó khăn trong việc duy trì dòng tiền.

Tuy nhiên, khi các tài liệu được tòa án tiết lộ vào cuối tuần trước, nơi mà công ty của tỷ phú Shao Zhongyi đệ đơn xin phá sản, cho thấy “thủ phạm” chính gây nên sự phá sản của Sunrise được cho là chi phí gia tăng trong ngành có vai trò quan trọng nhất đối với tập đoàn này – đậu nành!

Đi lên nhờ đậu nành

Sunrise, tiền thân là Tập đoàn Shandong Chenxi, được thành lập bởi ông Shao vào năm 1994, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhà kính nhựa. Tập đoàn phát triển mạnh vào khoảng năm 2000 khi nó thâu mua các nhà máy sản xuất phân bón của nhà nước bị phá sản.

Sunrise sau đó bắt đầu nhập khẩu đậu nành để làm nguyên liệu thô cho một nhà máy sản xuất dầu thực vật mà nó mua được trong khoảng thời gian này.

Doanh thu của tập đoàn đạt mức 76,9 tỷ NDT (11,3 tỷ USD) trong năm 2014 sau khi nó trở thành một trong 13 doanh nghiệp tư nhân duy nhất của Trung Quốc được phép nhập khẩu dầu thô.

Đồng thời, Sunrise cũng nhanh chóng trở thành nhà nhập khẩu đậu nành hàng đầu của Trung Quốc khi chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này.

Người sáng lập Sunrise – ông Shao lọt vào Top 100 người giàu nhất Trung Quốc vào năm 2014, xếp hạng 78. Sự giàu có của ông đạt đỉnh điểm vào năm 2016 với tổng tài sản lên đến 19 tỷ NDT, và ông được một ghế trong Quốc hội Trung Quốc từ năm 2013 đến năm 2017.

Các nhà nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sang Brazil để tìm kiếm nguyên liệu, sau khi chính quyền ĐCS TQ áp thuế lên đậu nành nhập khẩu từ Mỹ. (Ảnh: GREG BAKER/AFP/Getty Images)

Phá sản cũng vì đậu nành

Đang lên như diều gặp gió, tình hình tài chính của đế chế kinh doanh Sunrise bỗng dưng bị gặp căng thẳng do thiếu cạnh tranh về chi phí so với các doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn, và bị tổn thương do lợi nhuận trong ngành hóa dầu bị suy giảm.

Nguồn thu chính của doanh nghiệp này là mảng kinh doanh dầu thực phẩm cũng gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ bột đậu nành từ ngành chăn nuôi Trung Quốc bị giảm sút.

Sunrise phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng tiền mặt bắt đầu từ năm 2015 và thậm chí không có đủ tiền để chi trả lương cho công nhân. Tuy nhiên, viện trợ từ chính phủ đã giúp tập đoàn này hoạt động cầm chừng một khoảng thời gian trước khi phải chính thức tuyên bố phá sản.

Những khó khăn về tài chính của Sunrise kéo dài dai dẳng kể từ khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bắt đầu thắt chặt tín dụng vào năm 2017 và bị các nhà cung cấp yêu cầu thanh toán nợ quá hạn.

Giá dầu thô gia tăng trong năm nay càng làm sụt giảm nghiêm trọng lợi nhuận của Sunrise trong ngành hóa dầu.

Và khi giá đậu nành bị tăng vọt do chính quyền Bắc Kinh tăng thuế nhập khẩu đậu nành trong một phản ứng nhằm trả đũa với hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ, như một giọt nước làm tràn ly, Sunrise đã buộc phải từ bỏ cuộc chơi.

Ngoài ra, theo Nikkei Asian Review, quyết định nộp đơn xin phá sản của Sunrise dường như còn bị thúc đẩy một phần bởi sự thất bại trong các kết nối chính trị cấp cao ở Bắc Kinh.

Không chỉ Sunrise đang trải qua sức nóng và sự tổn thương đến từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang leo thang. Một công ty tư nhân lớn khác là DunAn Group tại Chiết Giang –  nhà cung cấp thiết bị tàu điện ngầm – cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính trầm trọng.

Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người coi việc duy trì việc làm ổn định là một ưu tiên hàng đầu, những dấu hiệu trên chỉ ra một thách thức về việc ông sẽ đối phó ra sao trước những thiệt hại ngày càng gia tăng do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Tường Văn

Xem thêm:

Tường Văn

Published by
Tường Văn

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

11 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

20 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

25 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

47 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago