Sau khi PBOC đưa ra chính sách thắt chặt tín dụng cho vay bất động sản tại các thành phố lớn, nguy cơ bong bóng bất động sản vẫn chưa thể hạ nhiệt bởi giá nhà tại các thành phố nhỏ hơn ở Trung Quốc đang leo thang.
Trong nửa đầu năm 2018, giá bất động sản ở Trung Quốc vẫn tăng lên bất chấp những nỗ lực của nhà nước Trung Quốc nhằm kiểm soát bong bóng thị trường bất động sản.
Điều kiện cư trú nới lỏng và chính sách trợ cấp tiền mặt cho người dân bị mất nhà được cho là những nguyên nhân làm tăng giá nhà đất ở các thành phố cấp ba (GDP trong khoảng 18 – 67 tỷ USD), cấp bốn (GDP dưới 17 tỷ USD), khiến giá bất động sản ở Trung Quốc nói chung tăng lên.
Năm ngoái, thành phố Tây An – thủ phủ của tỉnh Sơn Tây, đã ra quy định cho phép các sinh viên nộp hồ sơ thành phố làm nơi đăng ký hộ khẩu của họ. Một khi sinh viên đó được nhập học, họ có thể được phép đăng ký mua nhà trong thành phố cùng bố mẹ.
Trong khi đó, một người ngoại tỉnh thông thường phải mất ít nhất 2 năm đóng tiền thuế và bảo hiểm xã hội trước khi được mua nhà ở Tây An. Nhưng việc cho phép đăng ký hộ gia đình có thể giúp giải quyết tình trạng trên.
Tây An đã mở ra kế hoạch này nhằm thu hút lực lượng công nhân có tay nghề đến thành phố. Tuy nhiên, điều này cũng khiến giá nhà đất tại đây đã tăng chóng mặt, lên cao hơn mức trung bình của quốc gia.
Trong tháng 7, giá nhà Tây An đã tăng 1,2% và có đến 65 trong số 70 tỉnh, thành phố tại Trung Quốc đã tăng giá nhà đất so với tháng trước đó.
Cũng như Tây An, các thành phố thủ phủ như Trường Sa, Vũ Hán và Thành Đô cũng đã và đang cấp cho sinh viên quyền cư trú, khiến giá nhà đất không ngừng tăng lên. Các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải thì vẫn hạn chế, nên giá cả chỉ tăng nhẹ.
Giá nhà đất còn tăng ở các thành phố nhỏ hơn (thành phố cấp ba và cấp bốn) như: Cát Lâm, Nghi Xương và Dương Châu. Giá nhà đất ở những nơi như vậy đã trở nên đắt đỏ hơn, bất chấp xu hướng dân số.
Trong những trường hợp này, chính quyền địa phương đang tái thiết khu dân cư dành cho người già, phù hợp với chính sách do trung ương đặt ra. Mục tiêu được cho là để giảm nhẹ điều kiện sinh hoạt đang xuống cấp của người thu nhập thấp – những người từ nông thôn lên thành phố.
Tổng cộng có khoảng 40 triệu căn hộ đã được tái thiết trong giai đoạn 2008-2017.
Trước đây, những người bị lấy nhà được đền bù bởi một căn nhà mới. Nhưng kể từ năm 2015, chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ đơn giản là đưa tiền cho những người bị mất nhà như một biện pháp để giảm nghèo.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ cấp phát khoản vay cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ngân hàng này sau đó cho chính quyền địa phương vay lại để thực hiện đền bù cho những người dân bị lấy lại nhà.
Thông qua biện pháp trên, dù không trực tiếp, về căn bản PBOC đang thực hiện vai trò tài trợ cho các giao dịch mua bán nhà đất.
Tính đến cuối tháng 6/2018, tổng dư nợ cho vay tại PBOC ở mức 3,18 nghìn tỷ Nhân dân tệ (~458 tỷ USD). Những khoản vay này phù hợp với khoản đền bù cho những người bị lấy nhà tăng từ 8% năm 2013 lên 49% năm 2016. Những người nhận được tiền mặt thường dùng để mua căn hộ trong khu vực mình sinh sống hoặc khu vực gần đó.
Số lượng căn hộ ở khu vực nông thôn rõ ràng đã giảm đi đáng kể.“Chúng làm tăng các giao dịch bất động sản lên một nửa vào năm 2016 và 2017”, Wang Tao, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại UBS cho biết.
Lo ngại về bong bóng bất động sản, các nhà lãnh đạo trung ương của Bắc Kinh đã bắt đầu giảm các khoản tài trợ tiền mặt.
Trong tháng trước, PBOC chỉ cho vay 30 tỷ Nhân dân tệ tới Ngân hàng phát triển Trung Quốc, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 tháng qua.
Cũng trong thời gian này, Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc ra quyết định “kiên quyết” kiềm chế giá bất động sản đang tăng nóng, cho thấy động thái cứng rắn hơn để giải quyết vấn đề so với cách mà các chính quyền địa phương đang thể hiện.
Điều này là do những biện pháp xử lý mạnh mẽ của chính quyền Bắc Kinh đối với hoạt động ngân hàng ngầm đã khiến các nhà chức trách địa phương nước này buộc phải dựa dẫm vào các khoản doanh thu từ bất động sản.
Cụ thể, doanh thu từ bất động sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2018 đã tăng vọt 43% từ năm trước lên tới gần 2,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Và doanh thu cả năm 2018 được dự báo sẽ vượt mức kỷ lục của năm 2017.
Theo một nhà phân tích hoạt động trong công ty môi giới bất động sản quốc tế: “Việc giá bất động sản ở các thành phố cấp ba và cấp bốn [của Trung Quốc] giảm mạnh có thể là một cú sốc đối với các ngân hàng và công ty bất động sản địa phương và làm giảm tiêu dùng.”
Giá bất động sản ở Trường Sa đã tăng 2,7% kể từ tháng trước. Nhưng người dân nơi đây vẫn tin rằng các chính quyền địa phương đang “khát tiền” nên sẽ không có ý định kiềm chế giá bất động sản.
“Chính quyền địa phương phụ thuộc vào bất động sản cho thu ngân sách”, một lái xe taxi ở Trường Sa nói. “Nếu một bất động sản không bán được lúc đầu, chúng sẽ được trao cho các công ty con và vì vậy nó có thể được mua bán.”
Liên Hương (T/h)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…