Một phụ nữ thanh toán qua mã QR tại quán cafe. (Ảnh minh họa: Roman Zaiets/Shutterstock)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024. Theo đó, nới lỏng điều kiện khấu trừ VAT cho hóa đơn thanh toán tiền mặt dưới 5 triệu đồng. Mức 5 triệu này thay thế cho mức 20 triệu đồng được quy định trước đây.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024.
Theo đó, để được khấu trừ thuế VAT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Điều kiện này nới rộng hơn so với quy định trong Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 yêu cầu tất cả các giao dịch muốn được khấu trừ VAT phải kèm theo chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định 52/2024/NĐ-CP, trừ các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán.
Nghị định cũng quy định một số trường hợp đặc thù: hàng hóa, dịch vụ mua theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị mua và giá trị bán phải có biên bản đối chiếu xác nhận giữa hai bên hoặc ba bên (nếu có bên thứ ba).
Trường hợp vay, mượn tiền, phải có hợp đồng vay, mượn lập trước và chứng từ chuyển khoản từ bên cho vay sang bên vay. Nếu thanh toán qua bên thứ ba được bên bán chỉ định, hợp đồng phải quy định rõ việc này, bên thứ ba phải là tổ chức hoặc cá nhân hợp pháp. Trường hợp thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu, phải có hợp đồng mua bán lập trước.
Nếu sau khi áp dụng các hình thức bù trừ, phần còn lại có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thanh toán bằng tiền thì cũng bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt.
Đặc biệt, trường hợp bên mua thanh toán vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước, số tiền này vẫn được tính đủ điều kiện khấu trừ VAT.
Với mua hàng trả chậm, trả góp từ 5 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh cần có hợp đồng, hóa đơn và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế.
Nếu chưa đến hạn thanh toán theo hợp đồng, vẫn được tạm khấu trừ, nhưng khi đến hạn, nếu không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế khấu trừ.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua nhiều lần trong cùng ngày, từ cùng một người bán, nếu tổng giá trị từ 5 triệu đồng trở lên, vẫn phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp giá trị hàng hóa nhập khẩu từng lần từ 5 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa mua tặng, biếu, hàng mẫu không phải trả tiền từ nước ngoài, không bắt buộc có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân là người lao động thanh toán không dùng tiền mặt rồi thanh toán lại cho nhân viên cũng được tính đủ điều kiện khấu trừ thuế nếu quy định rõ trong quy chế tài chính hoặc nội bộ.
Với mức 5 triệu đồng, phạm vi hóa đơn và khoản chi bị ràng buộc điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên đáng kể. Trước đây, doanh nghiệp có thể linh động thanh toán bằng tiền mặt với các hóa đơn dưới 20 triệu, nhưng với mức mới, gần như tất cả các khoản mua sắm, chi phí dịch vụ định kỳ… đều vượt qua ngưỡng 5 triệu và bắt buộc phải kiểm soát hình thức thanh toán.
Nhân dịp sắp đón sinh nhật lần thứ 90, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14…
Một nghiên cứu thú vị mới đây phát hiện ráy tai có thể chứa đựng…
Nói chung, tuổi trẻ thì ồn ào ham vui nhưng ở một góc khác cũng…
Trộm cướp và hải tặc giữ vai trò quan trọng trong cuộc nổi dậy của…
Stanze di Raffaello, hay các căn phòng Raphael, nằm trong quần thể kiến trúc Thánh…