Từ tháng 7/2020, mở tài khoản ngân hàng phải kê khai mã số thuế

Luật Quản lý thuế sửa đổi quy định người nộp thuế phải ghi mã số thuế khi mở tài khoản ngân hàng, đồng thời ngân hàng phải ghi mã số thuế người gửi trong các chứng từ giao dịch qua tài khoản. Đây là biện pháp quản lý thuế đối các giao dịch không dùng tiền mặt.

Với 442/453 đại biểu tán thành, chiếm 91,32% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, Quốc hội đã Luật Quản lý thuế sửa đổi. Sau tiếp thu chỉnh lý, Luật Quản lý thuế sửa đổi bao gồm 17 chương, 152 điều, tăng 1 chương, 32 điều so với luật hiện hành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.

Luật Quản lý thuế sửa đổi quy định người nộp thuế phải ghi mã số thuế khi mở tài khoản ngân hàng. (Ảnh minh họa/Shutterstock)

Mở rộng phạm vi quản lý thuế, bổ sung quyền và nghĩa vụ các chủ thể liên quan

Theo ông Nguyễn Hữu Quang – Phó chủ nhiệm Uỷ ban tài chính ngân sách của Quốc hội – cơ quan thẩm tra Luật Quản lý thuế sửa đổi, Luật quản lý thuế sửa đổi được ban hành giải quyết các bất cập của luật hiện hành. Một là đồng bộ hoá pháp luật thuế, tập hợp các quy định quản lý thuế đang phân tán, rải rác ở nhiều luật khác nhau như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp,… Thứ hai, bao quát nhiều nguồn thu bên cạnh nguồn thu từ các sắc thuế và nguồn thu xuất nhập khẩu vẫn do cơ quan thuế, hải quan quản lý trước đây. Điển hình là phí và lệ phí cũng được đưa vào nội dung quản lý của luật thuế. Thứ ba, Luật Quản lý thuế sửa đổi đưa ra các quy tắc, quy định ràng buộc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Thứ tư, bổ sung các nguyên tắc trong quản lý thuế trong giao dịch liên kết, đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công ty mẹ ở nước ngoài để tránh việc chuyển giá, trốn thuế,… Thứ năm, bổ sung các nguyên tắc, quy định hoàn thiện quản lý thuế, quyền và nhiệm vụ của người nộp thuế.

So với Luật Quản lý thuế hiện hành, Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này bổ sung thêm quyền của người nộp thuế; điều kiện và quy trình xoá nợ thuế đối với các khoản thuế không có khả năng thu hồi; bổ sung về hoá đơn điện tử, thương mại điện tử; bổ sung quyền và trách nhiệm của các bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước,…; bổ sung quyền, trình tự khiếu nại về thuế; bổ sung các quy định trong việc thực hiện kết luận của thanh tra, kiểm toán.

Giám sát thuế tất cả các giao dịch qua ngân hàng

Trong Luật Quản lý thuế sửa đổi, mọi giao dịch qua ngân hàng đều gắn với mã số thuế. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quản lý thuế sửa đổi 2019 quy định: “Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp và hoá đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác”. Đồng thời, Khoản 4 Điều 35 cũng nêu rõ: “Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản của người nộp thuế”.

Như vậy, mọi giao dịch qua ngân hàng của người nộp thuế sẽ gắn liền với mã số thuế và đây là cơ sở Cơ quan thuế theo dõi các giao dịch của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế.

Mã số định danh cá nhân sẽ thay mã số thuế trong tương lai

Mã số thuế là một cấu trúc dãy số do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế khi đăng ký thuế lần đầu. Mã số thuế gồm 10 chữ số đối với doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ kinh doanh. Mã số thuế 13 chữ số được cấp cho các đơn vị phụ thuộc và đối tượng khác.

Mã số thuế của tổ chức, doanh nghiệp được cấp một lần duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho tới khi chấm dứt hiệu lực. Còn mã số thuế cá nhân sẽ được sử dụng trong suốt cuộc đời cá nhân đó. Tuy nhiên khi mã số định danh cá nhân (số căn cước) được cấp cho toàn bộ dân cư thì mã số định danh sẽ được sử dụng thay mã số thuế.

Chính phủ có kịp triển khai Luật quản lý thuế sửa đổi?

Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. Như vậy Chính phủ sẽ có trọn vẹn một năm để chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực để thực thi luật. Riêng đối với quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử sẽ có thêm một năm nữa để triển khai. Liệu Chính phủ có hoàn thành được mục tiêu triển khai Luật hay không thì vẫn còn chờ câu trả lời trong thực tiễn?

Theo ông Nguyễn Hữu Quang, Luật Quản lý thuế sửa đổi chỉ quy định nguyên tắc, vẫn còn 1/4 số điều khoản để Chính phủ quy định chi tiết. Như vậy, Chính phủ phải ban hành Nghị định hướng dẫn gần 40 điều luật, đây là khối lượng công việc rất lớn.

Bên cạnh đó, việc thống nhất dữ liệu quản lý thuế, kết nối dữ liệu với các bộ ban ngành là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế khi dữ liệu thuế hiện tại thu thập được không đồng bộ, bị trùng lắp, sai lệch, ví dụ, nhiều trường hợp một người hai mã số thuế, trùng mã số thuế, một người hai mã số thuế mở tại các chi cục thuế khác nhau, không có thông tin,… Hơn nữa, các khoản đầu tư phát sinh do triển khai luật quản lý thuế sửa đổi chưa được phân vào danh mục các dự án đầu tư công, khó thu xếp được nguồn vốn.

Tuệ San

Xem thêm:

Tuệ San

Published by
Tuệ San

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago