Categories: Kinh TếKinh doanh

Tuyển thầu làm nhà máy điện, nhà thầu Trung Quốc chiếm đa số

7/8 nhà thầu gửi hồ sơ quan tâm tới Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 đến từ Trung Quốc. Tại dự án nhiệt điện Na Dương II, nhà thầu Trung Quốc cũng chiếm đa số trong 16 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 công suất 1.200 MW được thực hiện theo hình thức BOT, tổ hợp nhà đầu tư gồm Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc (CSG), Công ty Điện lực quốc tế Trung Quốc (CPIH), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). (Ảnh: qhplus.com)

Theo báo cáo cập nhật tình hình thực hiện các dự án điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ thực hiện 4 dự án với tổng công suất 2.950 MW, trong đó có 2 dự án chưa triển khai, 2 dự án đang chuẩn bị các bước đầu tư. Cả 4 dự án đều chậm tiến độ từ 2 năm trở lên.

Hai dự án đang chuẩn bị các bước đầu tư gồm Dự án nhiệt điện Na Dương 2 công suất 110 MW và Dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 công suất 2×600 MW.

Ngày 6/1/2020, chủ đầu tư đã phát hành hồ sơ mời thầu gói thầu EPC dự án nhiệt điện Na Dương 2, đóng thầu vào ngày 8/4. Thời gian đóng thầu được gia hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và theo đề nghị của một số nhà thầu mua hồ sơ, gia hạn lần 1 đến ngày 6/5 và lần 2 đến ngày 10/6.

Hiện dự án đã có 16 nhà thầu mua hồ sơ mời thầu, hầu hết là nhà thầu Trung Quốc, theo Ban Chỉ đạo quốc gia.

Với dự án nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1, TKV thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm từ ngày 10/2 đến ngày 10/3, sau đó gia hạn đến ngày 31/3 do dịch COVID-19.

Kết quả, TKV nhận được 8 bộ hồ sơ quan tâm, trong đó có 7 nhà đầu tư Trung Quốc và 1 nhà đầu tư Việt Nam.

Theo TKV, nếu lựa chọn được nhà đầu tư và được Thủ tướng chấp thuận vào cuối năm 2020, dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 có thể hoàn thành, đưa vào vận hành vào năm 2026-2027.

Nhiều dự án đình trệ

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, nhiều dự án nguồn điện bị chậm tiến độ. Trong đó, đáng lưu ý, dự án nhiệt điện Long Phú 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hiện đạt khoảng 77,56%, tiến độ này không thay đổi kể từ tháng 3/2019, tức đã hơn 1 năm.

Dự án vướng mắc do nhà thầu Power Machines không tiếp tục thực hiện hợp đồng EPC vì không giải quyết được các vướng mắc do ảnh hưởng của cấm vận; các đề xuất của Power Machines đối với PVN xem xét phương án cấu trúc lại, tăng giá và nhiều điện khác… không phù hợp với quy định của Hợp đồng EPC hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng EPC.

Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 dự kiến vận hành thương mại tổ máy 1 vào tháng 2/2022 và tổ máy 2 vào tháng 5/2022; Dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 đã cơ bản hoàn thành công tác thiết kế, mua sắm; tổng tiến độ hơn 84%.

Với dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, tổng tiến độ luỹ kế của dự án đạt khoảng 84,52%, trong đó công tác thiết kế đạt 99,75%, công tác mua sắm đạt 99,78%, công tác thi công đạt 86,8%, công tác chạy thử đạt 17,9%. Hiện dự án cơ bản hoàn thành công tác thiết kế, mua sắm.

Các dự án nhiệt điện BOT như dự án nhiệt điện Hải Dương không được nhập cảnh lao động nước ngoài; dự án Duyên Hải 2, dự án Nghi Sơn 2, dự án Vân Phong 1 cùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ccác dự án IPP bị chậm tiến độ do không thu xếp được tài chính (nhiệt điện An Khánh Bắc Giang, Công Thanh); nguy cơ không có đường dây đấu nối (cụm thủy điện Pacma, Nậm Củm 4); thay đổi thông số thực tế gần như toàn bộ so với các thông số nêu trong Hợp đồng mua bán điện khiến tổng mức đầu tư dự án tăng lên, nên phải đàm phán lại giá điện (thủy điện Hồi Xuân).

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW.

Hiện các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư, gồm: Các dự án do các tập đoàn nhà nước như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; đầu tư theo hình thức BOT; đầu tư theo hình thức IPP.

Trong đó, các nguồn điện do EVN đầu tư là 7.185 MW (chiếm 33,2%); nguồn điện do các doanh nghiệp khác đầu tư là 14.465 MW (chiếm 66,8%).

Nguyễn Sơn

Nguyễn Sơn

Published by
Nguyễn Sơn

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

1 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago