Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ thấp nhất trong 17 năm

Dữ liệu mới nhất cho thấy Mỹ đã nhập khẩu nhiều hàng hóa từ nước ngoài hơn trong tháng 4, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc. Tỷ lệ các lô hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006.

Cảng Diêm Điền (Yantian) thuộc Khu mậu dịch tự do Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 29/5/2022 (Ảnh” asharkyu / Shutterstock)

Trong những năm gần đây, Mỹ đã gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm nước ngoài từ các quốc gia khác (ngoài Trung Quốc) ở châu Á.

Ngày 7/6, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, các doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu nhiều ô tô, điện thoại di động và vật tư công nghiệp hơn trong tháng Tư. Xuất khẩu đã giảm cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Nhập khẩu của Mỹ đã tăng 1,5% lên mức 323,6 tỷ USD được điều chỉnh theo mùa trong tháng Tư. Số liệu thương mại của Mỹ tính bằng đô la và không được điều chỉnh theo lạm phát, vì vậy chúng phản ánh những thay đổi về nhu cầu và giá cả.

Các nguồn cung cấp công nghiệp như ô tô và phụ tùng, các sản phẩm kim loại và vàng phi tiền tệ, cũng như điện thoại di động và các mặt hàng gia dụng khác là những động lực chính của tăng trưởng nhập khẩu.

Nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm, cũng như các ngành dịch vụ, bao gồm vận tải và du lịch.

Xuất khẩu của Mỹ đã giảm 3,6% xuống còn 249 tỷ USD trong tháng 4, với các lô hàng cung ứng công nghiệp, bao gồm cả dầu thô, là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm. Xuất khẩu hàng tiêu dùng cũng giảm, trong đó có xuất khẩu dược phẩm, kim cương và đồ trang sức.

Mỹ đã xuất khẩu nhiều đậu nành, gạo và nước trái cây đông lạnh hơn. Xuất khẩu dịch vụ tăng nhẹ.

Thị phần của Trung Quốc giảm

Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với Mỹ tiếp tục xu hướng giảm. Trung Quốc chiếm 15,4% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2006.

Trong những năm gần đây, các công ty Mỹ đã tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm của Trung Quốc.

Theo Wall Street Journal đưa tin, ông Lawrence Werther, nhà kinh tế trưởng tại Daiwa Capital Markets America, cho biết: “Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa các kênh thương mại của mình.”, “Vài năm qua, mối quan hệ này (Mỹ-Trung) đã trở nên thù địch hơn.”

Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn, có nghĩa là Mỹ đang nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ các nước châu Âu, Mexico và các nước châu Á khác. 25 quốc gia châu Á và Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, chiếm 24,7% hàng hóa nhập khẩu của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng Tư.

Theo tờ Financial Times đưa tin 4/6, theo chỉ số Reshoring hàng năm của công ty tư vấn quản lý Kearney có trụ sở tại Chicago, do Chính phủ Mỹ giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, và cả nhu cầu của những người mua Mỹ nhạy cảm đối với giá cả, nên hàng nhập khẩu của Mỹ đang được chuyển dịch đến các sản phẩm có chi phí thấp hơn bên ngoài Trung Quốc, do đại dịch gây ra.

Chỉ số Reshoring là chỉ số biểu thị % thay đổi hằng năm của tỷ lệ hàng nhập khẩu từ 14 Quốc gia Châu Á có chi phí sản xuất thấp bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Bangladesh, Pakistan, Hồng Kông, Sri Lanka và Campuchia so với tổng sản lượng sản xuất nội địa (MRI – manufacturing import ratio).

Theo ông Patrick Van den Bossche, một trong những tác giả của báo cáo, “đến cuối năm 2023, hàng hóa Trung Quốc chắc chắn sẽ giảm xuống 50% trong tỷ trọng hàng nhập khẩu của Mỹ từ ‘các nước châu Á có chi phí thấp trừ Nhật Bản và Hàn Quốc’”.

Động lực ban đầu cho việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc là thuế quan của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc, cũng như tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc khiến tiền lương và chi phí tăng cao. Dưới sự lãnh đạo của chính quyền Biden, việc tách rời thương mại Mỹ – Trung đã tăng tốc, chính quyền Biden đang theo đuổi một chương trình nghị sự về an ninh kinh tế trong bối cảnh căng thẳng về các vấn đề từ cuộc chiến chip đến việc Trung Quốc (ĐCSTQ) nhìn Đài Loan như hổ đói.

Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm trong tháng 5, làm dấy lên lo ngại về sự phục hồi kinh tế sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế về COVID-19. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư (7/6) rằng các chuyến hàng ra nước ngoài đã giảm 7,5% trong tháng 5 so với một năm trước đó, sau khi tăng 8,5% trong tháng 4.

Hạ Vũ

Published by
Hạ Vũ

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago