Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đề xuất “bắt buộc giao dịch qua sàn bất động sản” của Chính phủ tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới độc quyền, làm tăng thêm trung gian, tăng chi phí giao dịch và quy vào giá thành khiến sản phẩm bất động sản lại tăng giá.
Ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Xây dựng – ông Nguyễn Thanh Nghị trình bày tờ trình dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Ông Nghị cho biết Điều 57 dự thảo quy định, 2 loại giao dịch bất động sản (BĐS) phải thông qua sàn, gồm chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hoặc công trình hình thành trong tương lai và chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
Còn các giao dịch khác được khuyến khích giao dịch thông qua sàn.
Lãnh đạo Bộ lập luận trong 8 năm qua, việc không bắt buộc giao dịch mua, bán, chuyển nhượng BĐS phải qua sàn đã làm giảm tính minh bạch, công khai thông tin, nhất là với BĐS hình thành trong tương lai.
Cơ quan soạn thảo cũng cho rằng tình trạng đầu cơ BĐS còn diễn ra khá phổ biến ở các địa phương.
Thẩm tra dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng các quy định tại dự thảo luật chưa làm rõ được tính an toàn pháp lý của giao dịch BĐS thực hiện qua sàn.
Đồng thời chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm của sàn giao dịch khi xảy ra tranh chấp, không ràng buộc được trách nhiệm của chủ đầu tư khi không thực hiện đúng cam kết.
Theo cơ quan thẩm tra, những dự án BĐS có đầy đủ cơ sở pháp lý, chủ đầu tư có đủ năng lực, uy tín thì việc giao dịch trực tiếp, không thông qua sàn giao dịch bất động sản vẫn diễn ra thuận lợi, ít rủi ro.
Ngoài ra, việc buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản sẽ làm tăng thêm trung gian, tăng chi phí giao dịch và được tính vào giá thành sản phẩm.
“Một số ý kiến phản ánh việc giao dịch qua sàn giao dịch BĐS có thể làm tăng chi phí từ 8 – 10%”, cơ quan thẩm tra nêu.
Việc bắt buộc giao dịch qua sàn giao dịch BĐS tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng quy định của pháp luật để độc quyền hoặc sàn giao dịch BĐS câu kết với một trong các bên tham gia giao dịch, ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường và quyền lợi các bên trong kinh doanh BĐS.
Thực tế, có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau vì mục đích lợi nhuận làm nhiễu loạn thị trường, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu, giá cả.
Chính vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung quy định về các loại hợp đồng giữa ba bên (người mua – chủ đầu tư – sàn giao dịch bất động sản), đồng thời làm rõ trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Độc giả tên Quyền bình luận vấn đề này trên tờ Tuổi Trẻ: “Sao lại phải sàn??? Mua trực tiếp Chủ đầu tư để không bị đội giá cả chi phí cho sàn bất động sản”.
Còn bạn Khai Phong nói: “Mọi giao dịch có thể thực hiện dưới mọi hình thức miễn là hợp pháp. Bắt buộc phải qua sàn giao dịch nhà đất là trái quy luật thị trường và pháp luật.”
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…