Venezuela từng là quốc gia giàu có nhất châu Mỹ La-tinh, hiện tại quốc gia này kinh tế bất ổn, nạn đói hoành hành, mất điện mất nước, tội phạm tràn lan, bầu không khí tuyệt vọng bao trùm khắp đất nước. Zimbabwe cũng từng là quốc gia giàu có nhất châu Phi, ngày nay quốc gia này đã hoàn toàn rơi vào thảm họa, lạm phát tăng đến mức không thể tưởng tượng.
Venezuela từng là cường quốc giàu nhất khu vực Mỹ Latin và cũng là nước có dự trữ dầu thô lớn nhất thế giới. Khi ấy, dầu mỏ được xem là “giếng tiền” vô tận của quốc gia này. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Venezuela có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và có mức bất bình đẳng thu nhập thấp nhất châu Mỹ Latinh, GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực. Nền kinh tế Venezuela lúc đó khá tự do và chính sách di dân hấp dẫn công nhân lành nghề từ Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cộng thêm chính sách bảo hộ quyền sở hữu, khiến cho quốc gia này từ năm 1940-1970 đạt mức tăng trưởng kinh tế trước nay chưa từng có.
Tập đoàn dầu khí PDVSA của Venezuela hiện không còn khả năng đầu tư vào cơ sở hạ tầng
Năm 1999, tân tổng thống Venezuela Hugo Chávez sau khi nhậm chức đã tiến hành kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội, thực hiện quốc hữu hoá, cuối cùng làm khiến kinh tế Venezuela sụp đổ. Vị tổng thống này từng công khai tuyên bố rằng cần tiến hành “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”.
Thực hiện chủ nghĩa xã hội chính là tiến hành trưng thu hoặc quốc hữu hóa rất nhiều doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, thép, thông tin, truyền thông, năng lượng, giao thông vận tải và du lịch. Quá trình này càng được đẩy mạnh sau khi ông Hugo Chávez tái đắc cử vào năm 2007. Từ năm 2007-2012, chính phủ đã trưng thu 1.147 doanh nghiệp tư nhân, gây thảm họa nghiêm trọng. Các doanh nghiệp sản xuất đóng cửa, thay vào đó là các xí nghiệp quốc doanh năng suất thấp, nhà đầu tư cũng sợ hãi bỏ chạy. Việc nhà nước trưng thu các doanh nghiệp tư nhân đã phá hoại lĩnh vực sản xuất, khiến Venezuela ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu. Thêm vào đó là một loạt các biện pháp can thiệp của chính phủ như khống chế tỷ giá và khống chế giá cả, cuối cùng khi giá dầu đi xuống, khủng hoảng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Năm 1998 – trước khi Hugo Chavez lên cầm quyền, Venezuela sản xuất mỗi ngày 3 triệu thùng dầu. Đến tháng 5/2018, khả năng sản xuất đã rơi xuống còn 1,3 triệu thùng/ngày. Thời điểm ông Nicolas Maduro lên kế nhiệm tổng thống Chavez năm 2013, trên toàn quốc có 89 giếng dầu hoạt động. Hiện nay, Venezuela chỉ còn khai thác dầu từ 39 giếng.
Đến nay, nợ nước ngoài tương đương với 5 năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela. Ngành dầu khí, nguồn thu duy nhất nuôi sống 32 triệu dân đang thoi thóp nhưng 1/3 sản lượng là để nộp cho hai chủ nợ chính là Trung Quốc và Nga. Tháng 1/2019, hơn 30% trẻ em dưới 5 tuổi Venezuela bị suy dịnh dưỡng, khoảng 2 triệu dân đang đợi được chăm sóc y tế. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), hiện tại “90% dân Venezuela sống trong cảnh nghèo khó”.
Có người cho rằng nguyên nhân của tấn bi kịch này là do khủng hoảng dầu mỏ, nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy. Theo số liệu của WB, có 7 quốc gia khác còn phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Venezuela, nhưng trong giai đoạn từ 2013-2017, cả 7 quốc gia này đều đạt tăng trưởng kinh tế.
Bảy quốc gia này là Nigeria, Libya, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Iraq, Iran và Ả Rập Saudi.
>> Vụ tự sát của Venezuela: Những bài học từ một quốc gia thất bại
Sau khi chính thức giành độc lập vào năm 1980, Zimbabwe đã lựa chọn hướng phát triển theo chủ nghĩa xã hội. Không giống với các quốc gia châu Phi tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội khác, Zimbabwe chưa lập tức tiến hành quốc hữu hóa.
Người Zimbabwe biểu tình chặn tuyến đường chính dẫn đến thủ đô Harare của Zimbabwe hồi tháng 1/2019
Sau khi bắt đầu cải cách ruộng đất năm 2000, nền kinh tế Zimbabwe bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn cùng. Theo chính sách cải cách đất đai của Zimbabwe, nông trường của người da trắng bị phân phối lại cho những người da đen bản địa không có đất đai và những người có quan hệ chính trị tốt, kế hoạch này đã khiến cho sản xuất của Zimbabwe mau chóng sụt giảm. Ngân hàng trung ương Zimbabwe in thêm tiền để giải quyết khủng hoảng, châm ngòi cho siêu lạm phát bắt đầu từ năm 2008. GDP thực tế giảm 45% trong một thập kỷ tính đến năm 2009. Sản xuất nông trại sụp đổ và sản lượng năm 2008 chỉ đạt 2/3 so với mức cao nhất vào năm 2000.
Theo số liệu của Ngân hàng trung ương Zimbabwe, tháng 6/2008, mức lạm phát của quốc gia này đạt đến 231 triệu phần trăm. Đến giữa tháng 11/2008, con số này đã đạt mức cao nhất, lên đến 7,9 tỷ phần trăm – Chính phủ thậm chí còn bỏ qua số liệu thống kê hàng tháng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng chóng mặt, các dịch vụ công cộng tê liệt. Số liệu của WB cho thấy GDP của Zimbabwe sụt từ 6,75 tỷ USD năm 2001 xuống 4,4 tỷ năm 2008. Cũng trong năm này, Zimbabwe xảy ra nạn đói tồi tệ khiến rất nhiều người chết, quốc gia này có 16 triệu dân mà có đến 3,5 triệu người thiếu lương thực.
Người dân Zimbabwe rơi vào tình cảnh thiếu lương thực
Năm 2009, tỷ giá Đô la Mỹ và đồng tiền Zimbabwe đạt đến mức 1 Đô la Mỹ đổi được 35 nghìn tỷ đồng Zimbabwe. Zimbabwe buộc phải ngừng sử dụng đồng tiền của mình. Quốc gia này dùng đô la làm phương tiện thanh toán chính, cùng đồng Rand Nam Phi và 7 đồng tiền khác. Khi không có đồng nội tệ, cung tiền hoàn toàn phụ thuộc vào dòng đô la chảy vào trong nước, khiến chính quyền mất quyền kiểm soát với chính sách tiền tệ.
Trong một nỗ lực tuyệt vọng để cải thiện thanh khoản, chính phủ phát hành tiền trái phiếu (Bond notes) vào năm 2016. Về lý thuyết, tiền trái phiếu có giá trị tương đương với ngoại tệ mạnh nhưng lại nhanh chóng mất giá. Cung tiền tăng 36% trong năm đó và tiền trái phiếu giảm 80% ở thị trường phi chính thức (thị trường chợ đen), có nguy cơ khiến lạm phát tăng cao hơn nữa.
Sự sụp đổ của hai quốc gia này, vì đâu nên nỗi?
Về bản chất, Venezuela và Zimbabwe đã vận hành kinh tế theo cái gọi là kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy). Điểm chính của cơ chế vận hành kinh tế này chính là Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập, đều lấy danh nghĩa và quyền lực của chính phủ để thao túng kinh tế.
Nhà kinh tế, nhà tư tưởng nổi tiếng Hayek đã từng cảnh báo, bất cứ kế hoạch tái phân phối nào do chính phủ thao túng và thực hiện trên quy mô lớn, trên thực tế đều phải can thiệp vào thị trường, và tất nhiên cũng đều dẫn đến thể chế chính trị cực quyền, mà điều này không liên quan gì tới dân chủ.
Theo chế độ kinh tế kế hoạch, toàn bộ sự phân bổ tài sản và tài nguyên của xã hội cho đến việc phân phối sản phẩm làm ra là hoàn toàn tuân theo kế hoạch mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế do nhà nước thống nhất vạch ra mà tiến hành, điều này khác hẳn so với kế hoạch chính thường của cá nhân và công ty.
Kinh tế kế hoạch có những hạn chế tự nhiên của nó.
Trước hết, nó cần phải tập hợp một lượng thông tin số liệu khổng lồ thì mới có thể vạch ra được thiết kế sản xuất hợp lý. Nhưng đối với một quốc gia, đặc biệt là việc các quốc gia có dân số đông như hiện nay mà nói, nắm giữ được mọi thông tin liên quan gần như là điều không thể. Ủy ban Vật giá của Liên Xô từng phải định ra giá cả cho 2,4 triệu chủng loại hàng hóa. Để kế toán những thông tin khổng lồ này là điều không hiện thực, chưa nói đến chuyện bản thân tính phức tạp và tính biến động của con người cũng như xã hội là điều tuyệt đối không thể thông qua kinh tế kế hoạch thống nhất mà giải quyết được. Không ai có thể đưa hoạt động tư tưởng của con người vào các biến số và cũng không thể nhận được các biến số hoàn chỉnh được.
Thêm nữa, kinh tế kế hoạch là nhà nước thông qua quyền lực của mình mà khống chế vận hành kinh tế cũng như là dựa vào quyền lực để nắm lấy các tài nguyên kinh tế và quyết định việc vận dụng những tài nguyên đó như thế nào, trong quá trình xây dựng kế hoạch tất nhiên cần yêu cầu quyền lực tuyệt đối để phát lệnh thi hành, tất cả các khâu đều có đầy những yếu tố cưỡng chế, đó là một loại kinh tế quyền lực. Kinh tế quyền lực trước tiên cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chính phủ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên mặt chính sách chính trị, mà không phải là nhu cầu của người dân. Khi sản xuất không phù hợp với quy luật vận hành kinh tế thì quyền lực nhà nước nhất định sẽ chà đạp và bóp méo vận hành kinh tế, từ đó tạo ra các vấn đề về kinh tế. Kinh tế kế hoạch dùng năng lực có hạn của chính phủ để vận hành, dùng quyền lực để bóp méo vận động của nền kinh tế, đó là thất bại đã được định trước.
Steel Belt, một trong các “công ty thây ma” trong ngành thép ở Trung Quốc
Hệ quả xấu của chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch được thể hiện rất rõ ràng trong hiện trạng của các công ty nhà nước Trung Quốc. Những năm gần đây, lượng lớn các công ty nhà nước đã ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng hoặc phá phá sản hoặc thua lỗ triền miên hoặc mất khả năng thanh toán, khiến chính phủ phải cứu trợ và ngân hàng phải gia hạn nợ để duy trì kinh doanh. Do các công ty này thường xuyên “hút máu” của kinh tế quốc dân trong thời gian dài nên bị gọi là các “công ty thây ma”. Theo báo cáo, Trung Quốc có 150 nghìn công ty nhà nước, trừ các công ty nhà nước lũng đoạn trong lĩnh vực dầu khí và viễn thông… thì số các công ty nhà nước có lợi nhuận gần như là rất ít, đa phần là thua lỗ nghiêm trọng. Kể từ năm 2015 đến nay, tổng tài sản của các công ty này chiếm 176% GDP, tổng số nợ chiếm 127% GDP trong khi chỉ tạo ra lợi nhuận chiếm 3,4% GDP. Có nhà kinh tế cho rằng các công ty thây ma này đang kìm hãm kinh tế Trung Quốc.
Trong xã hội bình thường, nhà nước có vai trò hữu hạn trong nền kinh tế. Thông thường, nhà nước chỉ can thiệp vào nền kinh tế khi xảy ra khủng hoảng, tai họa tự nhiên hoặc trong một thời kỳ đặc thù hay tình huống đặc thù nào đó, điều này là bình thường. Nhưng hiện nay, chính phủ các nước đua nhau tích cực theo đuổi chính sách can thiệp vào nền kinh tế.
Khi chính phủ can thiệp toàn diện vào kinh tế, nhất cử nhất động của nó đều có ảnh hưởng to lớn đến thị trường, trở thành “nhiệt kế” đo biến động của nền kinh tế. Rất nhiều chính sách pháp luật trực tiếp quyết định sự thành bại của doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh nào đó, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân phải quan sát động thái của chính phủ để hoạt động. Từ vai trò thông thường là người đặt ra các quy định và người giám sát việc thực hiện quy định, nay chính phủ trở thành người chỉ đạo và tham gia vào hoạt động kinh tế, từ vai trò trọng tài giờ đây trở thành người “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Chính phủ sử dụng nguyên tắc “bàn tay hữu hình” thay cho nguyên tắc “bàn tay vô hình”, trở thành người chỉ huy chính và người điều khiển sự vận hành của dòng vốn và thị trường và tư bản, trở thành người thay thế cho chủ thể kinh tế tư nhân.
Chính sách tài khóa và chính sách phúc lợi cao khiến cho rất nhiều chính phủ phải gánh những món nợ lớn. Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế Quốc tế (OECD), có đến gần một nửa số quốc gia có tỷ lệ nợ lên đến 100% GDP thậm chí lớn hơn, có quốc gia tỷ lệ nợ thậm chí còn vượt quá 200% GDP. Thâm hụt tài khóa lớn đã trở thành hiểm họa tiềm ẩn trong sự phát triển kinh tế và xã hội của rất nhiều quốc gia.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế Ronald Coase đã công bố rất nhiều luận văn nghiên cứu về sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và hiệu ứng của nó, ông phát hiện gần như tất cả sự can thiệp vào lĩnh vực kinh tế đều gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy rằng ngày càng nhiều chính phủ tích cực can thiệp vào nền kinh tế, khả năng can thiệp của chính phủ đã đạt đến mức không thể tưởng tượng nổi.
Chính phủ sử dụng quyền lực để can thiệp vào nền kinh tế đã gây hậu quả tối thiểu ở hai phương diện sau:
Thứ nhất, quyền lực, vai trò và quy mô của chính phủ ngày càng mở rộng. Các quan chức ngày càng cho rằng mình có khả năng can thiệp vào nền kinh tế, được chính phủ phân vào vai cứu thế chủ, họ lại càng tích cực can thiệp vào kinh tế hơn. Dù khi đối phó với khủng hoảng, một khi chính phủ đã ra tay xử lý vấn đề thì cho dù nguy cơ không còn nhưng chính phủ vẫn không nơi lỏng sự can thiệp của mình.
Thứ hai, con người sẽ ngày càng ỷ lại vào quyền lực của chính phủ. Khi người ta gặp vấn đề khó khăn hoặc không thể đạt được lợi ích như kỳ vọng trên thị trường tự do cạnh tranh, họ sẽ yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn để thỏa mãn yêu cầu của bản thân họ.
Điều này tạo thành cái vòng luẩn quẩn, khiến quyền lực của chính phủ càng ngày càng lớn, không gian cho doanh nghiệp tư nhân và thị trường tự chủ càng ngày càng thu hẹp. Sản xuất sẽ mang tính phụ thuộc và những người lợi dụng các chính khách để trục lợi sẽ yêu cầu chính phủ phải phân phối tài sản nhiều hơn, thậm chí đặt ra các quy định pháp luật để cưỡng chế mọi người chấp hành.
Mọi người có thể thấy rằng hiện nay chính phủ phương Tây ngày càng thường xuyên sử dụng quyền lực công để can thiệp vào thị trường, thậm chí dùng pháp luật để cố định việc can thiệp. Không nghi ngờ gì, điều này đã cướp đoạt ý chí tự do của con người vốn là chủ thể của nền kinh tế thị trường, áp đặt ý chí của quốc gia lên thị trường. Thực tế đây là quá trình liên tục hình thành sự tập trung quyền lực của chính phủ lên nền kinh tế, biến nền kinh tế thị trường trở thành nền kinh tế quyền lực, khiến thị trường phụ thuộc vào quyền lực. Về lâu dài, quyền lực chính phủ công sẽ khống chế mọi mặt của nền kinh tế và đời sống của người dân, dùng thủ đoạn kinh tế để xây dựng chính trị tập quyền, nô dịch công dân và toàn xã hội.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…