Kinh Tế

Việt Nam được Nhật Bản cho vay 832 triệu USD để đầu tư dự án khí đốt ngoài khơi

Việt Nam nhận được khoản vay hợp vốn khoảng 832 triệu USD từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các tổ chức cho vay tư nhân. Mục đích khoản vay được cho biết để ngành dầu khí Việt Nam phát triển Dự án khí Lô B- Ô Môn ngoài khơi bờ biển Tây Nam Việt Nam.

Giàn khoan dầu nổi ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. (Ảnh minh họa: Igor Grochev/Shutterstock)

Nikkei Asia loan tin dẫn thông báo của JBIC vào ngày 8/7. Cụ thể, trong tổng khoản cho vay, phần của JBIC khoản 415 triệu USD, phần còn lại từ các tổ chức cho vay tư nhân.

Tổng chi phí cho tất cả các dự án nối Lô B- Ô Môn với các nhà máy trên bờ được ước tính là trên 10 tỷ USD.

Dự án phát triển mỏ khí Lô B- Ô Môn  có sự tham gia của hãng Mitsui Oil Exploration với 23% cổ phần; hãng này cũng nắm 15% cổ phần của dự án đường ống dẫn khí.

Dự án phát triển mỏ khí Lô B còn có sự tham gia của Tập đoàn Dầu KHí Việt Nam (Petrovietnam) và PTT Exploration & Production của Thái Lan.

JBIC của Nhật tính đến cuối tháng 3 năm ngoái đã cho các dự án tại Việt Nam vay tổng cộng 525 tỷ yên, tương đương chừng 3,26 tỷ USD.

Trước đó, hôm 29/3, Tập đoàn đầu tư Mitsui của Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ yên (560 triệu USD) cho dự án Lô B – Ô Môn.

Chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn có quy mô rất lớn tại Việt Nam, bao gồm nhiều dự án thành phần (dự án phát triển thượng nguồn, dự án đường ống và các dự án nhà máy điện ở hạ nguồn), với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư (từ các đối tác nước ngoài Nhật Bản và Thái Lan như MOECO, PTTEP, Marubeni đến các nhà đầu tư Việt Nam như Petrovietnam, PVEP, PV GAS, EVNGENCO2, WTO).

Quy mô đầu tư toàn chuỗi dự án lên tới gần 12 tỷ USD. Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay – Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km, với độ sâu nước biển khoảng 77 mét.

Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn, TP Cần Thơ cung cấp khí cho các Nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV (với tổng công suất khoảng 3.810 MW), ngoài ra còn có thể cấp bù khí cho khu vực Cà Mau. Trong giai đoạn bình ổn, Lô B sẽ cung cấp cho các nhà máy điện mỗi năm khoảng 5,06 tỷ m3 khí để sản xuất khoảng 22 tỷ kWh điện đáp ứng một phần nhu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

Khánh Vy (t/h)

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

46 phút ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

2 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

2 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

2 giờ ago