Chính phủ đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới. Trong 5 năm tiếp theo, thêm ít nhất 6 cáp quang biển quốc tế mới và 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
Các mục tiêu trên là một phần của Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nằm trong Quyết định số 1132/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký ngày 9/10.
Chiến lược đưa ra 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm hạ tầng viễn thông và Internet; hạ tầng dữ liệu (trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây); hạ tầng vật lý – số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.
Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; phủ mạng 5G đến 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga/cảng biển/sân bay quốc tế;
Đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; trung bình mỗi người dân có 1 kết nối Internet vạn vật (IoT – Internet of Things); mỗi người dân có 1 định danh số;
Hình thành các trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Data Center); Phát triển các trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh theo các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE – Power Usage Effectiveness) không vượt quá 1,4;
Trên 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử; phát triển các nền tảng cung cấp các công nghệ số (IoT, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, an ninh mạng,…) như dịch vụ, trở thành hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội;
Đến năm 2030, 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên;
Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số; triển khai thử nghiệm mạng di động 6G;
Đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế;
Tổng dung lượng cáp quang biển thiết kế đáp ứng nhu cầu dự phòng tối thiểu 1+2 (dung lượng khả dụng gấp 3 lần dung lượng sử dụng thực tế);
Phát triển các Trung tâm dữ liệu siêu lớn (Hyperscale Data Center); Trung tâm dữ liệu hỗ trợ các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo; Trung tâm dữ liệu biên đáp ứng yêu cầu trong nước và sẵn sàng phát triển các Trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub);
Số lượng kết nối IoT đạt mức trung bình cao của thế giới hoặc trung bình mỗi người dân 4 kết nối IoT;
Trên 70% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử.
Hồi trung tuần tháng 9, Reuters nhận định Hoa Kỳ đang thúc giục Việt Nam tránh xa công ty lắp đặt cáp HMN Technologies của Trung Quốc và các công ty khác của Trung Quốc trong kế hoạch xây dựng 10 tuyến cáp dưới biển mới từ nay đến năm 2030. Reuters cho rằng thông tin này đã được xác thực từ 12 nguồn tin, bao gồm các quan chức Việt Nam, nhà ngoại giao nước ngoài và giám đốc điều hành ngành, tất cả đều yêu cầu ẩn danh.
Kể từ tháng 1/2024, các quan chức và công ty Hoa Kỳ đã tổ chức nhiều cuộc họp với các quan chức và giám đốc điều hành doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để thảo luận về chiến lược cáp của Việt Nam, theo 7 người tham gia hoặc được báo cáo về các cuộc đàm phán này – bài báo dẫn nguồn.
“Đây là một cuộc vận động hành lang rất khó khăn”, một quan chức tham dự các cuộc họp cho biết, theo Reuters.
Tháng 4/2024, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) – đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và ập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) của Singapore đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng tuyến cáp biển Vietnam – Singapore Cable System (VTS), kết nối trực tiếp từ miền nam Việt Nam đến Singapore.
Tuyến cáp biển có cấu hình 08 cặp sợi (08FP), sử dụng công nghệ ghép bước sóng hiện đại nhất hiện tại.
Trạm cập bờ của trục chính là Việt Nam (do Viettel quản lý) và Singapore (do Singtel quản lý). Ngoài ra, tuyến cáp dự kiến có các nhánh cập bờ tại Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Thời gian dự kiến đưa tuyến cáp vào khai thác vào quý 2/2027.
Chuyển đổi số ngành công anTheo tin công bố vào ngày 10/10, tính đến tháng 9, Bộ Công an đã cấp trên 87,7 triệu thẻ CCCD gắn chip; thu nhận hơn 78 triệu hồ sơ định danh điện tử và kích hoạt hơn 57,1 triệu tài khoản. Trong nội ngành, sau 2 năm thực hiện kế hoạch số 377, Cục Hồ sơ Nghiệp vụ (Bộ Công an) đã số hóa 24.000 tập hồ sơ lên hệ thống cơ sở dữ liệu, hơn 15.000 tập hồ sơ tài liệu nghiệp vụ; đã quét, lưu hơn 1,8 triệu giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù. Văn phòng Bộ Công an đã hoàn thành kết nối kho dữ liệu điện tử kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ Công an với kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên cổng dịch vụ công quốc gia và đồng bộ gần 1 triệu kết quả tái sử dụng khi người dân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối và tiếp nhận hơn 1,7 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin từ các bộ, ngành, địa phương. Ngành công an đã kết nối, làm sạch 236 triệu thông tin của các đơn vị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Hồ sơ Nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. |
Nguyễn Quân
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…