Tính đến 31/12/2016, dư nợ nước ngoài của Chính phủ gần 947.500 tỷ đồng, tương đương gần 43 tỷ USD, chiếm 39,8% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn hơn 10.500 tỷ đồng (hơn 479 triệu USD), do gánh nặng nợ từ hàng loạt dự án không hiệu quả, trong đó phần lớn đến từ Vinashin.
Theo Báo cáo kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nợ công năm 2016 vừa mới được Kiểm toán Nhà nước công bố, tính đến 31/12/2016, dư nợ các khoản Chính phủ vay về cho vay lại là gần 316.000 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015.
Báo cáo cho biết có 60 dự án chuyển nợ quá hạn gồm cả gốc, lãi, phí với số tiền hơn 10.500 tỷ đồng, tương đương hơn 479 triệu USD (theo tỷ giá trong báo cáo kiểm toán).
Trong đó, Vinashin có nợ quá hạn hơn 8.100 tỷ đồng được vay từ nguồn trái phiếu quốc tế (6.500 tỷ đồng), vay chính phủ Ba Lan là 1.600 tỷ đồng.
Số nợ của các dự án còn lại là gần 2.400 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước cho biết hầu hết các dự án này được thực hiện từ trước năm 2010 do sử dụng vốn không hiệu quả, mất khả năng trả nợ nên Chính phủ phải đứng ra trả nợ thay. Trong đó phải kể đến 3 dự án điển hình như:
>> Venezuela chìm sâu vào khủng hoảng sau vỡ nợ
Cũng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, có một số dự án vay nước ngoài nhưng không được tính toán kỹ tiến độ triển khai nên dẫn đến việc vẫn phải trả phí cam kết cho nhà tài trợ trong khi không thực hiện giải ngân được.
Điển hình như dự án Metro vay của Chính phủ Đức 137 triệu EUR (3,8 triệu tỷ đồng), Bộ Tài chính ký hợp đồng cho vay lại với UBND TP.HCM, hàng năm vẫn phải trả phí cam kết là 342.500 EUR (gần 9,6 tỷ đồng). Tổng số phí cam kết phải trả nợ cho dự án đến thời điểm 31/12/2016 là 27 tỷ đồng.
Về nợ công, Báo cáo kiểm toán cho biết nợ công năm 2016 sau kiểm toán lên đến 2,868 triệu tỷ đồng, tăng thêm 5.000 tỷ đồng (chủ yếu là nợ nước ngoài) so với con số công bố trước đó.
Về tình hình giải ngân vốn ODA năm 2016, Kiểm toán cũng phát hiện có 64 dự án giải ngân vượt 9.700 tỷ đồng so với kế hoạch vốn được giao. Bên cạnh đó, có nhiều dự án không được giải ngân hoặc giải ngân với tỷ lệ thấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
Về quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số tồn tại như: số phải thu bảo lãnh năm 2016 là 711 tỷ đồng, bằng 173,8% kế hoạch (409 tỷ đồng); lập kế hoạch chi nhưng lại không tính thu phí cho vay lại (số phải thu năm 2016 là 135 tỷ đồng).
Số phải thu các khoản lãi, phí đến 31/12/2016 tương đối lớn (1.175 tỷ đồng); trong đó: một số khoản có số dư lớn như lãi cho vay quá hạn 330 tỷ đồng, phí bảo lãnh 310 tỷ đồng, lãi phạt dồn tích 337 tỷ đồng.
Mới đây vào ngày 13/11/2017, Venezuela đã chính thức tuyên bố vỡ nợ khi Chính quyền của ông Maduro không thể thanh toán khoản lãi 200 triệu USD đến hạn. Tổng nợ của các khoản vay song phương và khoản vay khác của Venezuela tại thời điểm cuối năm 2017 lên đến hơn 150 tỷ USD. Trước đó vào năm 2012, Hy Lạp đã phải cơ cấu lại khoản nợ hơn 200 tỷ EUR (hơn 235 tỷ USD) – lần vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử. |
Chân Hồ
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…