“Số tiền nhận hối lộ tới hàng triệu đô mà thu hồi mới chỉ 500 triệu đồng thì không biết đến bao giờ mới có thể thu hồi lại đủ”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đặt câu hỏi.
Chiều 12/9, trong phiên thảo luận về kết quả công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã đề cập đến vấn đề thu hồi tài sản từ các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Theo ông Thanh, kết quả được báo cáo dù đã tốt hơn nhưng số liệu cuối cùng, tỷ lệ tài sản thu hồi được vẫn rất thấp so với số thiệt hại tội phạm gây ra.
Ông Thanh lấy ví dụ về vụ án AVG đang được dư luận quan tâm. Ông đặt câu hỏi: “Số tiền hối lộ lên tới nhiều triệu đô cho một đối tượng mà thu hồi mới chỉ 500 triệu đồng thì không biết đến bao giờ mới có thể thu hồi lại đủ”?
Bên cạnh đó, chuyện chậm kê biên, phong toả tài sản của những người phạm tội để đối tượng tẩu tán tài sản vẫn xảy ra mặc dù đã được nói nhiều lần, tiếp tục gây thất thoát tài sản của nhà nước.
Ông Thanh còn lưu ý chuyện chuyện có đương sự khi bị khởi tố, có quyết định bắt giữ để điều tra thì mới biết đã trốn đi nước ngoài. Trong đó, mới nhất là vụ cựu Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Đào Thị Hương Lan bỏ trốn khiến việc tiến hành xử lý vụ án gặp khó khăn.
Ngoài ra, còn một số vấn đề khác được ông Thanh đề cập như nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam lợi dụng địa bàn để hoạt động tội phạm (đánh bạc, sản xuất ma tuý), hay nhà đầu tư nước ngoài “mượn danh” người Việt để mua nhà, đất đai ở những địa bàn nhạy cảm về an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế tán thành với nhận xét rằng tình hình phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng 2019 có nhiều tiến bộ; ngành toà án chưa phát hiện việc gây oan sai; hay lực lượng công an đảm bảo an ninh, đảm bảo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.
Liên quan đến vụ MobiFone mua AVG, bị can Nguyễn Bắc Son – cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – bị cáo buộc đã nhận 3 triệu USD (gần 66,5 tỷ đồng) từ chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ và hiện mới nộp hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Ông Son khai tiền nhận hối lộ đã giao cho con gái trong khoảng 10 lần song không có tài liệu chứng minh, nhưng con gái của ông Son là Nguyễn Thị Thu Huyền đã phủ nhận việc này. Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng thừa nhận đã nhận hối lộ 200.000 USD từ Phạm Nhật Vũ và đã nộp 2,12 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Bị can Lê Nam Trà, cựu chủ tịch HĐTV MobiFone, cho biết cũng nhận được 2,5 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ sau khi hoàn thành dự án. Ông Trà đã đề nghị xin được khắc phục toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD. Bị can Cao Duy Hải, cựu thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc MobiFone khai đã nhận 500.000 USD từ Phạm Nhật Vũ. Sau đó ông Hải đã có đơn xin nộp lại toàn bộ số tiền trên. Cơ quan điều tra đã đề nghị cho 12 bị can trong vụ án trên được áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt”, trong đó có Chủ tịch HĐQT AVG Phạm Nhật Vũ và cựu Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Tuy nhiên, danh sách này không có ông Nguyễn Bắc Son. |
Thanh Thuỷ
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…