Categories: Kinh doanhKinh Tế

Vụ khăn lụa Khaisilk: Tạm đóng cửa hàng, thu giữ hàng hóa trị giá 30 triệu

Chiều ngày 26/10 cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) đã tạm đóng cửa sau khi Cục quản lý thị trường kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Dấu nhãn mác Made in China bị cắt đi vẫn còn trên tấm vải lụa

Diễn biến vụ việc Khăn lụa hai xuất xứ

Theo thông tin từ facebook Đặng Như Quỳnh, ngày 17/10, Công ty V – một công ty gia đình tại Hà Nội đã đặt mua 60 chiếc khăn lụa kích thước 50cm x 50cm với giá 644.000 đồng/chiếc tại cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai (Hà Nội) với tổng giá trị đơn hàng là 38.640.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận hàng, công ty phát hiện trong lô hàng có một chiếc khăn vừa có mác “KHAISILK – Made in Việt Nam”, vừa có mác “Made in China”. Công ty V. đã lập tức kiểm tra lại toàn bộ lô hàng nói trên. Ngoài chiếc khăn còn nguyên mác “Made in China” thì 59 chiếc còn lại đều có dấu hiệu bị cắt tem mác cũ đồng thời có thêm tem mác với dòng chữ “Khaisilk Made in Vietnam”.

Ngày 23/10, tài khoản facebook Đặng Như Quỳnh (thành viên công ty V) đã phản ánh sự việc mua phải khăn lụa Khaisilk có gắn mác “Made in China” lên mạng xã hội.

Chiều 25/10, doanh nhân Hoàng Khải, Chủ thương hiệu Khaisilk, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn với báo Zing rằng Khaisilk có bán khăn lụa xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Sáng ngày 26/10, Văn phòng Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc số 641 truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ: Bộ trưởng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin một cửa hàng thuộc Tập đoàn Khaisilk ở Hà nội bán khăn lụa vừa Made in China vừa Made in Việt Nam. Nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ người tiêu dùng, các đơn vị đề nghị ngay hướng xử lý. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu Cục Quản lý thị trường báo cáo Bộ trưởng trước ngày 28/10.

Chiều 26/10, lực lượng chức năng đã có mặt tại cửa hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hà Nội), nơi bán khăn lụa ‘made in China’ để kiểm tra và thu giữ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trị giá khoảng 30 triệu đồng.

Ngay sau khi bị kiểm tra, cửa hàng Khaisilk (113 Hàng Gai, Hà Nội) đã tạm thời đóng cửa.

>> Ngày doanh nhân, nói lại 10 hạn chế của thương giới Việt

1 chiếc khăn gồm cả mác Made in China và Made in Việt Nam.

Luật sư nói gì?

Nhận định về vụ việc này, luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM nhận định trên báo Thanh Niên: “Hành động của thương hiệu Khaisilk là lừa dối khách hàng. Theo quy định, tất cả doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin về sản phẩm khi đưa ra thị trường, trong đó bao gồm xuất xứ. Từ đó khách hàng sẽ quyết định có nên mua hay không. Đặc biệt trong khi nhiều hàng hóa Trung Quốc đang gây ra nhiều lo lắng vì chất lượng không đảm bảo. Hay như nhiều loại vải nước này cũng đã từng bị phát hiện có hóa chất gây độc hại cho người dùng… thì việc lấy hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam càng không thể chấp nhận được. Đó là chưa kể tâm lý nhiều khách hàng muốn né sản phẩm đó nhưng lại mua và dùng mà không biết là hàng Trung Quốc thì quả là ôm trái đắng”.

Đồng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Văn Hậu đánh giá hành vi kinh doanh của Khaisilk là sai hoàn toàn. Ông phân tích: “Hàng Trung Quốc, nhập về Việt Nam bán lại cắt mác, dán “Made in Vietnam” dưới thương hiệu lụa Khaisilk, là hành vi cố ý lừa dối người tiêu dùng.”

“Lừa người tiêu dùng trong thời gian 30 năm, với số lượng khăn bán ra lớn như vậy, có đủ yếu tố để thương hiệu này bị khởi tố hình sự. Nhà nước phải xử thật nghiêm để làm gương cho các doanh nghiệp khác”, luật sư Hậu nói.

Vấn đề sẽ đi đến đâu?

Khám xét, thu giữa khoảng 50 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm trị giá hơn 30 triệu đồng là tất cả những gì Cục quản lý thị trường đã làm ngày hôm qua đối với vụ việc khăn hai xuất xứ của Khaisilk.

Nhưng đây không phải hiện tượng đơn lẻ về việc sai thông tin hàng hóa. Trên thực chất thương hiệu Made in Việt Nam đã và đang bị nhiều thương nhân lạm dụng để trục lợi dựa trên lòng yêu nước của người dân. Cũng không kém nguy hiểm, một bộ phần hàng hóa nhập khẩu chỉ cần thay đổi đóng gói để xuất đi các nước khác nhưng khai C/O Việt nam để được hưởng quy định ưu đãi thuế tại các nước ký kết các FTA của Việt Nam.

Không biết Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ xử lý vụ việc này như thế nào? Ông có đủ quyết tâm làm rốt ráo để đem lại sự minh bạch, công khai, chân thực vấn đề sai xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hay không? Các chương trình Thương hiệu quốc gia, Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt tương lai sẽ thế nào để đi vào thực chất?

Ảnh trong bài: FB Đặng Như Quỳnh
Nguyên Hương (T/h)

Xem thêm:

Nguyên Hương

Published by
Nguyên Hương

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

9 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

28 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

34 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

44 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

49 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

49 phút ago