6 biểu hiện bất thường ở bàn chân cảnh báo về bệnh tật

Những khó chịu về thể chất sẽ luôn phát đi những “tín hiệu cảnh báo” ra bên ngoài, vì vậy chúng ta nên quan sát những thay đổi của cơ thể thường xuyên hơn. Đặc biệt khi những tình trạng dưới đây xảy ra ở bàn chân, chúng ta nên đi khám. 

Ngâm chân đúng cách có thể cải thiện lưu thông máu và chất lượng giấc ngủ. (Ảnh: Augenstern/ Shutterstock)

Đôi bàn chân – “trái tim thứ hai” của cơ thể

Máu từ tim chảy xuống chân thì dễ, nhưng từ chân chảy ngược về tim thì không dễ. Một là do tác dụng của trọng lực, hai là do máu ở chân có một hành trình dài để trở về tim và có lực cản từ áp suất ổ bụng. Vì vậy, máu ở bàn chân cần phải có đủ áp lực để quay trở về một cách thông suốt.

Máu tĩnh mạch ở bàn chân không chỉ phụ thuộc vào áp suất do nhịp tim và hoạt động hít vào lồng ngực tạo ra, mà còn nhờ lực co cơ của bàn chân để co bóp đẩy máu động mạch và tĩnh mạch chảy ngược về tim thông qua các mao mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch, để toàn bộ quá trình tuần hoàn máu của cơ thể con người diễn ra thông suốt. 

6 dấu hiệu bất thường ở “bàn chân” có thể cảnh báo bệnh tật

1. Vết thương lâu lành

Sau khi bàn chân bị vết thương bên ngoài, nó sẽ hồi phục bình thường trong một thời gian ngắn. Nếu vết thương ở chân không lành trong một thời gian dài và có xu hướng ăn mòn, nó có thể là do lượng đường trong máu cao. Mà khi hàm lượng đường trong máu quá cao dễ dẫn đến vi khuẩn phát triển khiến vết thương không thể hồi phục. Ngoài ra lượng đường trong máu cao còn có thể làm tổn thương dây thần kinh, thậm chí trường hợp nặng phải cắt cụt chân.

2. Đau gót chân

Nếu bạn thường xuyên bị đau gót chân, có thể là viêm cân gan chân. Đau gót chân dễ nhận thấy nhất khi bạn bước những bước đầu tiên khi rời khỏi giường vào buổi sáng. Tuy nhiên, khi đi bộ, cân gan chân sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, cơn đau và cảm giác khó chịu có thể giảm dần. 

Hơn nữa chỗ đau này nằm ở lòng bàn chân và sát gót chân, có thể đau buốt hoặc đau âm ỉ, một số bệnh nhân còn có thể bị đau gót chân dữ dội hơn vào ban đêm.

3. Tê chân và chuột rút

(Ảnh: Shutterstock)

Trong những trường hợp bình thường, bàn chân thường bị tê, điều đó có nghĩa là có thể có cục máu đông hoặc xơ cứng động mạch, cũng có thể nguy cơ đột quỵ. 

Chuột rút ở chân thường dễ xảy ra trong hoặc sau khi tập thể dục, có người khi ngủ vào ban đêm đột nhiên tỉnh dậy với chứng chuột rút ở chân. Nguyên nhân có thể là do mệt mỏi, thiếu canxi hoặc mất cân bằng điện giải. 

4. Bàn chân sưng lên

(Ảnh: Toa55/ Shutterstock)

Bàn chân sưng tấy dai dẳng, rất có thể là do bệnh tật gây ra. Ví dụ, lưu thông máu kém, suy giáp và bệnh thận đều có thể khiến bàn chân bị sưng. Để có thể khẳng định rõ hơn nguyên nhân gây phù chân thì bạn cần phải đi khám bác sĩ kịp thời, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ để tiến hành điều trị. 

5. Hai chân phát lạnh

Có thể có rất nhiều người thường xuyên bị lạnh tay chân, đây cũng là do bản thân thể chất lạnh, sẽ dẫn đến tay chân lạnh. Tất nhiên, điều này cũng liên quan đến việc khí huyết bị thiếu hụt. Vì vậy, khi điều này xảy ra, chúng ta cần chú ý điều chỉnh. 

Ngoài nguyên nhân này còn do tắc nghẽn mạch máu, máu lưu thông kém ở chi dưới, thiếu máu cục bộ… Cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh mắc các bệnh về tim mạch. 

6. Móng chân màu vàng, bong tróc

(Ảnh: sweeann/ Shutterstock)

Móng chân bình thường phải hồng hào, sáng bóng. Nếu móng chân dễ gãy hoặc bong tróc thì có khả năng là do nhiễm nấm, lúc này cần đề phòng bệnh nấm da chân. 

Những cách để giữ cho đôi chân của bạn khỏe mạnh

1. Ngâm chân đúng cách

Để bảo vệ đôi chân, bạn có thể cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách ngâm chân đúng cách. Nếu đi bộ lâu, bàn chân thỉnh thoảng sẽ bị đau nhức, có thể ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, kết hợp với xoa bóp có thể giảm căng cơ, nhờ đó bàn chân được bảo vệ tốt. 

2. Massage chân

Có tới 60 huyệt đạo trên hai bàn chân, tất cả đều có mối liên hệ với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)

Đối với các huyệt đạo thông thường của cơ thể, có tới 60 huyệt đạo trên hai bàn chân, tất cả đều có mối liên hệ với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Vì vậy, massage chân thường mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. 

3. Tập thể dục vừa phải

Tập thể dục chân thích hợp mỗi ngày có thể đảm bảo tuần hoàn máu bình thường của bàn chân, rèn luyện cơ bắp và dây chằng của bàn chân, duy trì hiệu quả sức khỏe của bàn chân và rèn luyện các cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, thận, v.v. .

Liên Tâm

Published by
Liên Tâm

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

4 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

37 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago