Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Thông tin khuyến cáo đã được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Kạn, Hoà Bình, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình.
Theo Cục An toàn thực phẩm, đợt mưa lũ lớn sau bão Yagi gây ngập úng trên diện rộng, sạt lở đất gây chia cắt. Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế, Ban quản lý an toàn thực phẩm, Chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng trực tiếp có phương án đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo an toàn đối với những khu vực bị ngập lụt, sạt lở gây chia cắt.
Khuyến khích người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay như: lương khô, mỳ gói, nước uống đóng chai…
Hướng dẫn người dân lựa chọn, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Trong trường hợp các nguồn cấp nước như: giếng khoan, giếng khơi bị ngập úng, nước phải được lọc và khử trùng trước khi sử dụng.
Chủ một trại gà đen, dúi ở Tuyên Quang cho hay: “… không còn gì”, ngày 10/9. Hoàn lưu bão Yagi và mưa lũ, kèm xả lũ khiến nước dâng cao tại Tuyên Quang. (Nguồn: Gà H’mông Khánh Toàn/Facebook)
Các đơn vị y tế dự phòng, các cơ sở điều trị và trạm y tế cần tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng. Khi phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải kịp thời xử lý ngay.
Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho người dân vùng lũ lụt, để đảm bảo không để thực phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng… đến tay người dân.
Hiện Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh thành rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai phù hợp với thực tiễn của địa phương, rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, đặc biệt tại vùng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…
Các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất được khuyến cáo cần giám sát như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Giám sát chất lượng nước sạch sinh hoạt, cung cấp đủ hoá chất diệt khuẩn còn hạn sử dụng để xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.
Thu gom xử lý xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm, phun hoá chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…