Giàu chất xơ, axit hữu cơ và polyphenol, hoa atiso có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Hoa atiso (còn có tên gọi khác là đay Nhật, bụp giấm) – một loại cây giàu dinh dưỡng – thường được dùng trong nhiều loại thực phẩm và thực phẩm chức năng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, hoa atiso có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe, bao gồm khả năng giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch, hạ đường huyết và thậm chí cải thiện được các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Với đặc tính giàu polyphenol, chất xơ và axit hữu cơ, hoa atiso góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Các hợp chất của hoa atiso giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, thúc đẩy sức khỏe làn da, giúp kiểm soát cân nặng và nâng cao thể lực.
Hoa atiso có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, anthocyanin, một loại flavonoid, có trong hoa atiso có thể ức chế quá trình oxy hóa cholesterol lipoprotein mật độ thấp (thường được gọi là cholesterol “xấu”), do đó ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch, một dạng tích tụ mảng bám trên thành động mạch.
Một phân tích tổng hợp được công bố trên Nutrition Reviews (Tập san Đánh giá Dinh dưỡng) vào năm 2022 đã cho thấy rằng, hoa atiso làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu tới 7,92% và huyết áp tâm trương tới 6,84% so với ban đầu. Trung bình, hoa atiso làm giảm huyết áp tâm thu 8,8 mmHg. Người ta ước tính rằng cứ giảm 2 hoặc 5 mmHg huyết áp tâm thu thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành sẽ giảm lần lượt 4% hoặc 9%. Những phát hiện này cho thấy hoa atiso có thể là một công cụ hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên Journal of Human Hypertension (Tập san Cao Huyết áp ở Người) năm 2021 đã nghiên cứu tiềm năng dược liệu của hoa atiso. Các nhà nghiên cứu tuyển dụng 219 bệnh nhân cao huyết áp không có biến chứng tim mạch hoặc thận và theo dõi trong 6 tháng. Kết quả cho thấy việc uống viên nén hoặc thuốc sắc hoa atiso có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc hạ huyết áp captopril trong việc hạ huyết áp.
Hoa atiso được phát hiện có tác dụng làm giảm mức cholesterol và cholesterol LDL ở chuột mắc bệnh tiểu đường lần lượt là 29% và 40%. Những tác dụng này tương đương với tác dụng của thuốc hạ cholesterol có tên là lovastatin.
Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ hoa atiso có thể giúp làm giảm các dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm khả năng mắc các bệnh tim mạch. Họ khuyến cáo rằng, những bệnh nhân bị cao huyết áp mạn tính nên cân nhắc việc kết hợp hoa atiso vào khẩu phần ăn uống của mình.
Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy rằng, uống trà atiso có thể “làm giảm đáng kể” lượng đường trong máu lúc đói xuống 3,67 mg/dL. Lượng đường trong máu lúc đói bình thường thường dao động từ 70 đến 99 mg/dL.
Thực tế có quan điểm cho rằng việc pha trực tiếp bằng nước sôi (hoặc nấu quá kỹ) khiến lượng vitamin tự nhiên phong phú trong hoa atiso sẽ bị phá hủy. Ở đây kiến nghị cách pha: trước tiên đổ 1/3 lượng nước lạnh, sau đó đổ nước sôi vào đầy cốc, ngâm trong 3 đến 5 phút là dùng được.
Một đánh giá năm 2022 cho thấy, hoa atiso có thể ức chế hoạt động của alpha-amylase, một loại enzyme tham gia vào quá trình phân hủy carbohydrate, do đó làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường dẫn đến làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu lưu ý rằng, hoa atiso có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị thông thường để ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh, loét và viêm.
Lợi ích y học của hoa atiso bao gồm khả năng chống lại nhiều loại ung thư. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, hoa atiso rất giàu polyphenol – được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và chống khối u. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất hoa atiso có thể gây chết tế bào theo chương trình hoặc chết tế bào trong các tế bào ung thư dạ dày. Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, chiết xuất hoa atiso ức chế hiệu quả sự phát triển của các tế bào u hắc tố trong ống nghiệm.
Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, chiết xuất hoa atiso có tác dụng chống khối u đối với 2 loại tế bào ung thư vú, ức chế hiệu quả sự xâm lấn và di chuyển của chúng. Cả các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên cơ thể sống đều cho thấy rằng, chiết xuất từ lá atiso có thể gây chết tế bào theo chương trình trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Khả năng cải thiện sức khỏe làn da của hoa atiso là do các hợp chất polyphenolic, chẳng hạn như anthocyanin, có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy, những người lớn khỏe mạnh uống 200ml đồ uống có hoa atiso mỗi ngày trong 6 tháng có hàm lượng phenolic và khả năng chống oxy hóa tăng lên, cùng với việc cải thiện độ ẩm của da mặt và giảm mẩn đỏ.
Một thử nghiệm lâm sàng khác, được tiến hành trong khoảng 12 tuần với sự tham gia của 36 người thừa cân trong độ tuổi từ 18 đến 65, đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ chiết xuất hoa atiso có thể giúp giảm cân, mỡ cơ thể và mỡ bụng, cũng như cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, chiết xuất hoa atiso có thể được dùng như một liệu pháp bổ sung để ngăn ngừa béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Gossypetin, một loại flavonoid có trong hoa atiso, đã được chứng minh là có tác dụng kích hoạt các tế bào microglia – tế bào miễn dịch chính của não. Gossypetin giúp loại bỏ các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc đang chết và các mảng bám beta-amyloid khỏi não, góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Alzheimer’s Research & Therapy (Tập san Nghiên cứu & Trị liệu bệnh Alzheimer) cho thấy phương pháp điều trị bằng gossypetin đã cải thiện khả năng học tập không gian và trí nhớ ở những con chuột mắc bệnh Alzheimer bằng cách làm giảm các mảng bám beta-amyloid trong não.
Trung y áp dụng khái niệm “thực phẩm như thuốc.” Hoa atiso có thể được dùng như một loại thuốc và như một phần của liệu pháp ăn kiêng, Bác sĩ Ngô Quốc Bân, giám đốc Phòng khám Trung y Tâm y đường, Đài Loan, nói với tờ The Epoch Times. Hoa, rễ và hạt của cây atiso có tác dụng làm thuốc. Đài hoa, lá và thân cây cũng có thể được dùng làm thực phẩm.
Hoa atiso có thể được dùng làm nguyên liệu cho nhiều loại đồ ăn nhẹ ngon miệng. Ví dụ, khi ngâm, hoa atiso trở thành một món ăn chua ngọt, không chỉ giúp tâm trạng sảng khoái mà còn được cho là có tác dụng bổ máu. Ngoài việc pha thành trà atiso, bạn có thể lên men hoa atiso có đường để làm rượu, giúp tăng sức mạnh thể chất, hỗ trợ sức khỏe gan và tim. Đài hoa non có thể dùng làm giấm hoặc nấu như một loại rau, trong khi lá non có thể ăn sống hoặc nấu chín.
Bác sĩ Ngô cho biết rằng mặc dù hoa atiso mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số điểm chính cần lưu ý khi sử dụng:
Vở Opera của "ông hoàng nhạc waltz"
Cổ Nhuế ngày nay là một phường ở Hà Nội, nhưng ít ai biết rằng…
Hơn 100 thành viên quốc hội trên thế giới đã lên án chính quyền Trung…
USCC đã đệ trình báo cáo thường niên năm 2024, đề xuất việc hủy bỏ…
Biển Ngạch là sản vật văn hóa đặc sắc có mặt tại nhiều quốc gia…