Rễ cây ngưu bàng (Burdock Root). (Ảnh: masa44/ Shutterstock)
Ngưu bàng là một vị thuốc dân gian có vị cay đắng, tính hàn, giúp tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, sát trùng. Từ các bài thuốc cổ truyền đến những ứng dụng hiện đại, ngưu bàng mang lại nhiều lợi ích tiềm năng trong việc hỗ trợ hồi phục sau ung thư và điều trị các bệnh phổ biến.
Cây ngưu bàng (Arctium lappa) là một loại thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi ở châu Á và châu Âu. Rễ ngưu bàng, thường được gọi là “Nhân sâm phương Đông”, nổi tiếng nhờ giá thành hợp lý và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Ngưu bàng chứa nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất như: vitamin B1, B2, B5, B6, B9, C, E, K, kali, canxi, magiê, phốt pho, sắt, kẽm.
Các văn bản y học cổ từ lâu đã ghi nhận việc sử dụng ngưu bàng để điều trị khối u, và các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh điều này. Các hợp chất sinh học trong ngưu bàng (đặc biệt ở rễ và quả) như quercetin, luteolin, acid phenolic, arctigenin và arctiin đã cho thấy khả năng ức chế mạnh mẽ sự phát triển khối u, đặc biệt là tế bào ung thư gan trong mô hình thí nghiệm và trên động vật.
Gạo lứt là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B và vi khoáng như magie, kali và sắt. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, gạo lứt cũng trở thành một lựa chọn tuyệt vời để phục hồi thể lực và hỗ trợ miễn dịch.
Hơn nữa, gạo lứt có tính ấm, khi nấu chung với ngưu bàng sẽ tạo thành loại trà có tính cân bằng, phù hợp sử dụng hằng ngày để duy trì sức khỏe. Do đó, trà ngưu bàng và gạo lứt được xem là một bài thuốc gia truyền rất tốt đối với bệnh ung thư, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Dưới đây là công thức trà ngưu bàng và gạo lứt theo ông Trương Vỹ Quân – truyền nhân đời thứ năm của gia tộc Trung y danh tiếng Hoài Thánh Đường tại Đài Loan.
Khi chọn rễ ngưu bàng, nên chọn những củ to, nặng và chắc tay, tránh những củ mềm nhũn hay héo. Lý tưởng nhất là rễ có ít lông xơ và vỏ ngoài mịn.
Để bảo toàn dưỡng chất, không nên rửa rễ ngưu bàng ngay sau khi mua về, mà chỉ nên rửa sạch ngay trước khi dùng. Ngoài ra, không nên gọt vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều dưỡng chất quý như saponin và polyphenol. Sau khi thái, nên ngâm ngưu bàng trong nước để ngăn quá trình oxy hóa.
Trong y học cổ truyền, ngưu bàng được dùng chữa cảm cúm, lợi tiểu, sốt, sưng vú, sưng đau họng, viêm phổi, viêm tai, chống nọc độc. Có thể thái ngưu bàng và ép lấy nước với nước lọc, sau đó lọc lấy phần nước uống để hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh theo mùa.
Đối với bệnh sởi, thủy đậu, bài thuốc từ ngưu bàng cũng có tác dụng làm cho chóng mọc ban và khỏi. Dùng ngưu bàng dã nhỏ và bôi ngoài có thể trị eczema, mụn nhọt, hắc lào, giang mai, nấm Candida ở cơ quan dinh dục, nọc độc do rắn và côn trùng cắn.
Theo Trung y, béo phì được chia thành hai thể chính: khí hư và đàm ứ. Người béo theo thể khí hư thường có ít năng lượng và quá trình trao đổi chất chậm. Khi đó, cơ thể khó đốt cháy mỡ, dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài và chán ăn.
Trong khi đó, thể đàm ứ lại phổ biến ở người vẫn có sức khỏe ổn, đủ năng lượng nhưng do ăn quá nhiều và ít vận động nên khí huyết kém lưu thông, mỡ tích tụ lại thành “đàm” – dạng mỡ cơ thể khó chuyển hóa. Trường hợp này có thể được hỗ trợ bằng ngưu bàng – loại thảo dược có tác dụng giúp lưu thông máu và tiêu đàm trong y học cổ truyền.
Nên ép ngưu bàng với mướp đắng để giúp loại bỏ đàm tích tụ. Kết hợp với vận động vừa phải có thể cải thiện tuần hoàn và giúp cơ thể đào thải mỡ hiệu quả hơn.
Ngưu bàng rất giàu kali có tác dụng làm giảm hạ huyết áp. Trong trường hợp này, có thể nấu canh ngưu bàng kết hợp với củ cải trắng và nấm hương.
Ngưu bàng cũng chứa nhiều chất xơ và oligosaccharid (loại carbohydrate chuỗi ngắn). Khi nấu cùng củ cải trắng, sự kết hợp này có thể kích thích tiêu hóa, giảm đầy hơi và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Nhờ đó, giúp ngăn tình trạng tăng huyết áp do táo bón.
Mức cholesterol LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) – hay còn gọi là “cholesterol xấu” – tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngưu bàng chứa hàm lượng cao saponin – hoạt chất giúp làm sạch mạch máu bằng cách loại bỏ các chất gây hại như LDL cholesterol.
Cuống lá và thân cây chứa acid chlorogenic có tác dụng hạ đường máu và tăng glycogen trong gan, tốt cho bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, ngưu bàng còn giàu kali và magie – hai khoáng chất được cho là giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên cho thấy trà ngưu bàng có thể làm giảm viêm và stress oxy hóa ở những người bị thoái hóa khớp gối. Lá ngưu bàng được hái vào mùa xuân cũng thường được dùng trong các bệnh tê thấp, đau-sưng khớp.
Ngưu bàng giàu chất nhầy, chất xơ và inulin giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ đi tiêu đều đặn, từ đó thúc đẩy quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể.
Theo Trung y, làn da phản ánh tình trạng của gan – khi gan hoạt động kém, các vấn đề về da dễ xuất hiện hơn. Uống trà ngưu bàng có thể giúp cải thiện tình trạng da, đặc biệt ở những người dễ bị mụn.
Một tổng quan nghiên cứu năm 2023 cho thấy ngưu bàng có đặc tính bảo vệ gan và có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về da.
Ngoài ra, các polyphenol trong ngưu bàng có khả năng kích thích tiết mật – hỗ trợ hoạt động của gan và túi mật. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi mật mà còn có thể cải thiện các bệnh lý liên quan như gan nhiễm mỡ và polyp túi mật.
Theo ông Trương, ngưu bàng nhìn chung được dung nạp tốt và hiếm khi gây tác dụng phụ. Tuy vậy, do có tính mát tự nhiên, nếu dùng quá nhiều có thể gây tiêu chảy – đặc biệt ở người có thể trạng yếu hoặc hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Thêm vào đó, ngưu bàng rất giàu chất xơ, nếu dùng quá nhiều có thể gây đầy hơi, khó chịu ở đường tiêu hóa. Trường hợp này có thể cải thiện nhanh chóng bằng cách bổ sung men vi sinh.
Ngưu bàng cũng chứa nhiều kali. Những người bị suy thận nặng, suy tim hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp nên tránh sử dụng.
Một người đàn ông Ireland 31 tuổi bị mù chức năng đã có thể nhìn…
Ba loại gia vị quen thuộc dưới đây đang âm thầm “đánh cắp” chiều cao…
Tổng thống El Salvador bày tỏ sự đồng tình và sẵn sàng hỗ trợ việc…
Hôm thứ Hai (14/4), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa nhắc lại…
UBND TP. Cần Thơ đưa ra phương án sử dụng 2.558 trụ sở từ tổng…
Hôm thứ Hai (14/4), Đại học Harvard đã từ chối yêu cầu thay đổi chính…