Nghiên cứu: Tác dụng phụ của COVID-19 có thể bao gồm mất trí nhớ, sương mù não

Theo các nhà nghiên cứu, mất trí nhớ và “sương mù não” có thể là tác dụng phụ lâu dài của COVID-19.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố vào tuần trước trên tạp chí JAMA Network Open, các chuyên gia của Hệ thống Y tế Mt. Sinai đã phân tích dữ liệu từ 740 người tham gia, trong đó một số người đã nhiễm virus và một số người khác tiêm vắc-xin COVID-19.

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 49 và 63% là phụ nữ. Những người này cũng không có tiền sử sa sút trí tuệ. Thời gian trung bình từ khi họ bị chẩn đoán nhiễm COVID-19 là gần tám tháng và phần lớn những người được nghiên cứu là người da trắng.

Để đo lường mức độ phổ biến của suy giảm nhận thức sau COVID-19 và mối liên quan của nó với mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhóm đã phân tích dữ liệu bệnh nhân từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.

Những bệnh nhân đã được điều trị tại các khoa ngoại trú, khoa cấp cứu hoặc bệnh viện nội trú đã được ghi nhận các đặc điểm nhân khẩu học của riêng họ.

Chức năng nhận thức đã được kiểm tra bằng cách sử dụng “các biện pháp tâm lý thần kinh đã được kiểm chứng rõ ràng”, bao gồm đếm tiến và lùi, một bài kiểm tra ngôn ngữ và bài kiểm tra bằng lời nói Hopkins, trong đó cho bệnh nhân nhìn một loạt các từ thuộc các danh mục khác nhau và kiểm tra xem họ có thể nhớ lại bao nhiêu từ.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu tính toán tần suất suy giảm ở từng bài kiểm tra và họ sử dụng phương pháp hậu cần hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa suy giảm nhận thức và địa điểm chăm sóc COVID-19.

Nhìn chung, họ phát hiện ra rằng sự suy giảm nhận thức nổi bật nhất xảy ra ở cả chức năng mã hóa bộ nhớ và khả năng nhớ lại, lần lượt xuất hiện ở 24% và 23% số người tham gia.

Ngoài ra, những bệnh nhân nhập viện có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng chú ý, chức năng điều hành, khả năng [nói viết] lưu loát trôi chảy, mã hóa bộ nhớ và khả năng nhớ lại nhiều hơn những người ở nhóm bệnh nhân ngoại trú. Những người được điều trị trong khoa cấp cứu cũng có nhiều khả năng bị suy giảm khả năng lưu loát và mã hóa bộ nhớ hơn những người được điều trị tại cơ sở ngoại trú.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng, mặc dù biết rõ những người lớn tuổi và một số nhóm nhất định đặc biệt có thể dễ bị suy giảm nhận thức sau khi mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng một tỷ lệ đáng kể trong nhóm tương đối trẻ tham gia vào nghiên cứu cũng có biểu hiện rối loạn chức năng nhận thức vài tháng sau khi hồi phục từ COVID- 19. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định các yếu tố nguy cơ, cơ chế rối loạn chức năng nhận thức cơ bản và các lựa chọn để phục hồi chức năng.

Tiến Minh (theo Fox News)

Xem thêm:

Tiến Minh

Published by
Tiến Minh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

11 phút ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

15 phút ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

4 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

8 giờ ago